Khu tưởng niệm kiến trúc sư Ba Lan KAZIMIERZ KWIATKOWSKY lập trên nền "quán cơm xã hội" cũ mà trước kia là sở mật thám Tây, trước nữa là chi nhánh trung kỳ của một ngân hàng Pháp có tên “ Banque Franco-Chinoise”.
Dài dòng một chút, ngân hàng này xây trên nền ba căn nhà của ông bà Diệp Bửu Dinh mà thực dân Pháp ngang nhiên cướp đoạt.
Ông Tạ Khải Thơ từng làm “chef” chi nhánh này.
Nơi này từng là khu sở mật thám Tây ở đường Cường Để cũ
Ngôi nhà ba tầng duy nhất trên đường Nguyễn Thái Học là nhà của một người họ HÀN. Người này từng vay tiền của Banque Franco-Chinoise rồi vỡ nợ, bị Pháp bắt làm tù khổ sai ở Lao Bảo đồng thời tịch thu ngôi nhà này, sau đó làm trụ sở mật thám khi sở mật thám cũ đã bị phá sập vào cuối tháng tám năm 1945.
Ông Tạ Khải Thơ làm việc tại đây chừng vài năm rồi xảy ra bất hòa với người Pháp, ông bỏ nghề ngân hàng, bỏ luôn Việt Nam trở về cố xứ. Về Trung Quốc tuy là quê cũ nhưng mọi chuyện đã đổi thay từ lâu, ông tiếp tục phiêu bạt mong lập lại cơ đồ bỏ lại Hội An, quê hương thứ hai, người vợ Việt.
Bà Tạ Khải Thơ nhũ danh là Huỳnh Thị Phùng, người làng Bảo An – Xuân Đài, Điện Bàn. Bà là nữ giáo chức duy nhất ở Hội An thời đó: Bà TRỢ PHÙNG.
Sau khi ông ra đi, bà cũng thu xếp việc nhà, bỏ sự nghiệp còn đang phơi phới sang Trung Quốc tìm chồng rồi chết nơi xứ người.
Năm 1954, đất nước đình chiến, ông Tạ Khải Thơ chuyển Đại Lý Esso từ Hồng Kông về làm ăn tại Sài Gòn. Năm 1955 ông trở lại Hội An. Ông đề nghị với Ngũ bang xin yểm trợ 100.000 đồng (tương đương với 1 tỷ hiện nay) cho trường Trung Hoa Công Học lập Đồ Thư Quán (Thư viện nhỏ) cùng với một số đầu sách. Điều kiện đổi lại: Chân dung bà Phùng được treo trong thư viện bên dưới ghi:
TẠ THỊ HUỲNH PHÙNG
Đồ thư quán ngày xưa đặt giữa căn nhà này
Ông Tạ Khải Thơ, một đời tang bồng hồ thỉ mà vẫn sắt son nghĩa phu thê:
Chút tình, đáp nghĩa nhân duyên
Dẫu sinh ly mãi còn riêng vợ chồng. (N.T.N.)
Dẫu sinh ly mãi còn riêng vợ chồng. (N.T.N.)
Nguồn tin: soncuongde.blogspot.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét