Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014


Tộc TrầnTộc Trần

Phố cổ Hội An là nơi còn lưu giữ lại được cốt cách văn hóa phương Đông của người Việt Nam qua bao thăng trầm lịch sử. Du khách khi đến đây là tìm về với cội nguồn dân tộc, một phần nhờ vào những công trình kiến trúc nhiều tuổi như Nhà thờ cổ tộc Trần Hội An


Tọa lạc tại số 21 Lê Lợi là một trong những ngôi nhà cổ nhất tại nơi này. Ông Trần Thể Quang là cháu đời thứ 13 và hiện đang trông coi ngôi nhà thờ cổ, kể lại rằng cách đây 200 năm, ông sơ của ông – cụ Trần Tứ Nhạc là một vị quan thông minh, rất được vua Gia Long tin dùng. Cuối năm 1802 vua cử ông và một số người khác đi sứ sang Tàu. Trước khi đi ông đã xây dựng nhà thờ tộc Trần cho con cháu mai sau và cũng để báo hiếu tổ tiên. Hiện nay gia đình vẫn còn giữ gìn hai di vật của ông là kiếm và bộ triện .
  Nhà thờ tộc Trần được xem là một trong những nhà thờ tộc cổ nhất đã vài trăm năm tuổi. Nằm trong khuôn viên có diện tích 1.500m2, Nhà thờ cổ tộc Trần như một không gian riêng biệt, bình yên trầm lắng. Vẫn còn nguyên lối kiến trúc cổ xưa của kiểu nhà Việt kếp hợp nét kiến trúc đặc sắc của Trung Hoa,  Nhật Bản đã làm cho ngôi nhà thờ thêm giá trị và rất ý nghĩa. Nhìn bên ngoài, Nhà thờ cổ tộc Trần cũng không khác biệt quá nhiều với các ngôi nhà cổ nhiều tuổi khác ở Hội An. Được lợp ngói âm dương và hệ thống rường kèo được xây dựng một cách pha trộn giữa phong cách Việt, Trung Hoa và Nhật Bản, cửa gỗ dưới tấm trên song…khiến Nhà thờ tộc Trần mang thêm vẻ cổ kính.
Vào bên trong nhà thờ, du khách sẽ thấy có gian cúng ở giữa và có ba cửa với cửa chính giữa dành cho ông bà chỉ mở vào những dịp quan trọng, hai cửa bên dành cho nam, nữ tộc. Khi đi vào gian thờ này, khách sẽ gặp phải ngạch cửa chắn lối như nhắc nhở bất cứ ai bước vào đều phải cúi đầu hành lễ và tỏ sự tôn kính của mình với nơi này.
Bàn thờ ông bà ở đây có hình quan Tứ Nhạc mặc triều phục, luôn ấm cúng bởi có hai chiếc đèn lồng lớn được thắp sáng ngày đêm. Bàn thờ chính thờ tộc trưởng và vợ, phía tay phải thờ người đã có công lập nhà thờ, còn bên tay trái thờ Phật. Phía sau nhà thờ là khu vườn rộng, được gọi là hậu viên, đặc biệt ở đây có cây khế ngọt cổ thụ cũng đã rất nhiều tuổi, luôn khiến du khách đến thăm vô cùng thích thú.
Hằng năm, vào một ngày định kỳ, tất cả bà con trong dòng họ đều tụ tập lại cùng nhau hương khói để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên. Sự gặp gỡ hằng năm như thế giúp mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ ngày càng sâu sắc vì với thời gian, con cháu trong tộc sẽ ngày càng đông hơn cho nên sự củng cố nhà thờ càng thêm cần thiết.
Nguồn tin: Tổng hợp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Giới thiệu bản thân

Popular Posts

Recent Posts

Text Widget