Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014


Rắn lục đuôi đỏRắn lục đuôi đỏ

Gần đây, tình trạng rắn bất ngờ vào nhà xảy ra ở nhiều nơi khiến tâm lý người dân vô cùng hoang mang, lo sợ.

 
 
Gần đây, ở Nghệ An, người dân liên tục phản ánh rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều, bò cả vào nhà cắn người. Trước đó, trên báo chí cũng đưa tin người dân miền Tây phải 'sống chung' với rắn độc.
Ngày 15/10 vừa qua, anh Lô Văn Toản (37 tuổi) ở Nghệ An bị rắn cạp nong cắn và đã tử vong sau vài giờ đồng hồ do chủ quan, tự sơ cứu tại nhà mà không đến bệnh viện. Hồi đầu tháng, một người đàn ông 63 tuổi ở Cần Thơ bị chết do rắn lục đuôi đỏ cắn.
Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh - ảnh 1

Một nạn nhân bị rắn cắn ở chân, sau vài giờ đã thâm đen, sưng tấy (Ảnh: internet)

Cũng ở Cần Thơ, đầu tháng 9, một bé trai 11 tuổi cũng bị rắn lục đuôi đỏ chui vào màn cắn. Nhưng may mắn là bố mẹ đã đưa cậu bé đi viện kịp thời và thoát chết.
Hồi đầu năm, một người đàn ông 52 tuổi ở Vĩnh Long, người chuyên thịt rắn, đã bị một con rắn hổ đất dài hơn 1 mét, nặng 0,5 kg cắn chết khi vào trong nhà nghỉ ngủ qua đêm và mang con rắn này vào cùng.
Khi rắn vô tình vào nhà, hầu hết mọi người đều cảm thấy bất ngờ, sợ hãi và lúng túng. Không xử lý kịp tình huống có thể dẫn đến sai sót, bị rắn cắn nguy hiểm đến tính mạng.

Làm gì khi phát hiện rắn trong nhà?

Rắn là loài bò sát thích ẩn nấp ở những chỗ ẩm thấp, mát mẻ và kín. Vì vậy, nếu phát hiện có rắn trong nhà, đơn giản là nó đang tìm một chỗ ẩn nấp cho nên đừng quá hoảng sợ.
Những loại rắn chui vào nhà thường không quá độc và hung dữ. Điều đầu tiên phải làm là thật bình tĩnh và tìm cách 'đối xử' nhẹ nhàng để tống nó ra khỏi nhà.
Tìm một cây gậy dài, hoặc cán chổi xua từ từ đuổi nó đi.
Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh - ảnh 2

Rắn lục đuôi đỏ (Ảnh: internet)

Nếu con rắn ở trên mặt sàn, có thể dùng một tấm chăn, mền dày chụp lên nó. Con rắn sẽ cảm thấy an toàn khi ở trong bóng tối và không nhìn thấy gì xung quanh, nó sẽ bớt hung hãn hơn. Tìm vật nặng đè quanh mép chăn để con rắn không thoát ra.
Nếu con rắn ở một góc khuất nào đó như ngăn kéo, góc tủ thì hãy để yên nó. Di chuyển tất cả mọi người ra ngoài và tìm sự trợ giúp từ chuyên gia bắt rắn hoặc gọi đội cứu hộ động vật hoang dã.
Tình huống rất thường gặp ở các vùng núi, nông thôn là gặp một con rắn độc trong vườn. Trong trường hợp này, đừng cố gắng giết chết nó. Khi cảm thấy nguy hiểm, rắn sẽ tấn công con người. Hãy dùng gậy dài hoặc vòi phun nước áp suất cao để đuổi nó ra khỏi khu vực gia đình. Nếu không, hãy tìm sự trợ giúp.

Làm thế nào khi bị rắn cắn?

Đặc điểm dễ nhận biết nhất trong trường hợp không nhìn thấy hoặc không xác định được loài rắn thì nhìn vào vết răng cắn. Vết răng của rắn thường là các chấm đều, nhỏ, còn rắn độc sẽ có 2 dấu răng to hơn dễ nhận thấy ở vị trí cửa hàm trên.
Rắn thường cắn gần như không ảnh hưởng gì, chỉ gây hơi đau, ngứa rát. Chỉ cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng và tránh để nhiễm trùng.
Tuy nhiên nhiều loại rắn có độc rất dễ nhầm lẫn với rắn thường. Vì vậy tốt nhất hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
 
Khi bị rắn độc cắn, hạn chế tối đa việc vận động để nọc độc chậm đi vào cơ thể. Nhanh chóng cởi bỏ hết đồ trang sức, vật dụng đeo trên người để tránh bị sưng phù nề ở vùng đó.
Một phương pháp sơ cứu hay được mọi người nhắc đến khi bị rắn cắn là dùng vải, garo buộc phía trên vết cắn. Nhưng cách này không được khuyến khích vì có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch, liệt, thậm chí phải cắt bỏ phần bị cắn.
Việc rạch nhẹ vết cắn cho máu chảy ra cũng không nên làm để tránh gây tổn thương mạch máu, nhiễm trùng.
Cách tốt nhất là hạn chế tối đa vận động và cần sự trợ giúp của người khác để đi đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu bạn bị rắn cắn, tuyệt đối không tự lái xe tới bệnh viện mà hãy nhờ người khác đưa đi. Khi nọc độc bắt đầu xâm nhập cơ thể, bạn có thể bị mê sảng, mờ mắt, chóng mặt khiến việc lái xe là vô cùng nguy hiểm. Bạn sẽ không thể kiểm soát tay lái và có thể chết vì tai nạn xe trước khi vì rắn cắn.
Trong quá trình đưa nạn nhân đến bệnh viện, nếu thấy các dấu hiệu như tím tái, khó thở thì nhanh chóng tiến hành hô hấp nhân tạo.
Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh - ảnh 3

Rắn vào nhà là nỗi lo sợ đối với nhiều người dân hiện nay (ảnh: Internet)

Một số cách để phòng tránh rắn vào nhà:

Tại sao rắn lại có mặt trong nhà của bạn? Nhiều khả năng nó đi tìm thức ăn và vô tình lạc vào đó. Cũng có thể nhà bạn chứa thức ăn của rắn như chim, chuột. Vì thế, nếu không muốn phải đối mặt với vị khách không mời này thì hãy chắc rằng nhà bạn không có chuột.
- Đảm bảo tường nhà không có các khe, kẽ để rắn có thể vào nhà.
- Phát quang bụi rậm, cây cỏ quanh nhà để không có chỗ trú ngụ cho rắn.
- Một số loài vật nuôi có thể đuổi rắn như chó.
- Tìm hiểu trong khu vực đang sinh sống có thể có những loại rắn nào để biết cách đối phó, sơ cứu.
- Có số điện thoại của đội cứu hộ động vật hoang dã khu vực, hoặc chuyên gia bắt rắn.
Nguồn tin: Theo Suckhoedoisong.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Giới thiệu bản thân

Popular Posts

Recent Posts

Text Widget