Một số ảnh photo Vĩnh Tân chụp năm 1930 và đối chiếu với bây giờ (Nguồn http://soncuongde.blogspot.com)
XƯA VÀ NAY
Ảnh photo Vĩnh Tân chụp năm 1930
Ảnh chụp tháng 10 năm 2010
Ngôi nhà trệt bên phải là nhà ông Nguyễn Ánh Anh tức thầy Gấm.
Lớp cours Toán của thầy chỉ có sáu đứa học liên tục ba năm liền: Chế Nam, Lê Sơn, Lý Ngọc Sơn, Phan Thị Kim, Đinh Thị Tân và Trương Công Pháp. Thầy Gấm trước đó là hiệu trưởng trường trung học Phan Sào Nam - Duy Xuyên. Thầy là Đạo trưởng Hướng đạo Quảng Nam.
Chiều chiều ông lữ đi câu
Cái ve, cái chén, bỏ bầu sau lưng
(Ca dao Hội An)
Ngày xưa từ bên ni sông nhìn qua là thấy thôn Bàng Thạch
Ảnh photo Vĩnh Tân chụp năm 1930 cho thấy thời đó chưa có cồn đất An Hội, chỉ có doi đất mới bồi là Ngọc Thành. Tại đây đò dọc đưa khách từ Hội An qua Câu Lâu rồi lên Trà Kiệu. Điểm dừng là bến GẶP cạnh chợ Trà Kiệu.
Đây là cây trụ điện mà ông Vĩnh Tân (cha) chụp ở ảnh trên, là cây trụ điện duy nhất của Pháp còn sót lại trên bờ sông Thu Bồn.
ĐƯỜNG 7 CÂY DỪA
Đây là đoạn từ chùa Phật Học đến đường Phan Đình Phùng (ngày xưa là ngã ba, bây giờ là ngã tư). Đoạn đường này trước có chín cây dừa sau còn bảy. Quán Bảy-Cây-Dừa nằm ở đây.
Ảnh photo Vĩnh Tân chụp năm 1950.
ĐƯỜNG HOÀNG DIỆU
Muốn sang... nhưng ngại vắng thuyền
Muốn về bên ấy e duyên lỡ rồi
Hồ Dzếnh
Đường Hoàng Diệu và đường Phan Bội Châu cắt ngang không có một bóng nhà và cũng chưa có cầu qua Cẩm Nam. Cẩm Nam, sông ngày đó chưa bồi, thấy xa hun hút. Ảnh photo Vĩnh Tân chụp năm 1930.
Đường Hoàng Diệu bửa nay.
NHÀ THỜ CÔNG GIÁO HỘI AN
Nhà thờ Công Giáo Hội An được xây dựng từ năm 1935.
Ảnh photo Vĩnh Tân chụp năm 1950
Dưới đây là trích đoạn tư liệu của Linh Mục AnTôn Nguyễn Trường Thăng, Người coi sóc giáo xứ Hội An từ tháng 11 năm 2006.
Chùa Ngũ bang - Trường Trung Hoa Công Học ngày xưa.Ảnh photo Vĩnh Tân 1942
Chú Bốn Phong đang cân thuốc trong tiệm thuốc bắc Thái Hưng Đường của ông Thái Phát
Xe kéo ông Di . Tấm ảnh này chụp năm 1930 trước nhà ông Tám Bính và được đặt tên là: La pousse de Hội An.
Tiệm thuốc bên lò rèn
Cổng Lăng Ông. Ảnh của photo Vĩnh Tân chụp năm 1950 tại bãi biển Hội An. Xa xa là cù lao Chàm.
VÀI HÌNH ẢNH KHÁC13 (người xưa)
BÀ QUỲNH
Bé Quỳnh đang nướng bánh tráng cho mẹ là bà Nghĩa để bán hàng xén.
Nơi bán là vỉa hè cách nhà anh Quách Gia Bân khoảng 20m cùng phía về hướng chợ, tức gần ngã tư Lê Lợi - Nguyễn Thái Học.
Đây là ảnh ông Vĩnh Tân cha chụp năm 1940.
Hôm qua tôi tìm đến nhà "bé" Quỳnh, trong hẽm nhỏ đường Thái Phiên đối diện ty Công Chánh. Bà mừng rỡ nói: " Đúng là tui đây rùi, ngày xưa tui còi cọc quá. Thiếu ăn mà!".
Dì Quỳnh tên đầy đủ là Đinh Thị Quỳnh.
ÔNG DI
Theo lời ông Chẩy (Vĩnh Tân con) kể: " Ông sáng dạ, hiểu nhanh đủ loại tiếng Tàu vì ông là người, mỗi sáng thứ hai hằng tuần, kéo chở các vị Bang trưởng ra tòa sứ để dự họp hoặc báo cáo. Thời đó đã có xích lô nhưng đi xe kéo thì... sang hơn. Thời gian sau không ai dám ngồi xe kéo nữa, xe ông chỉ kéo người bịnh đến nhà thương". Tấm ảnh này chụp năm 1930 trước nhà ông Tám Bính và được đặt tên là: La pousse de Hội An.
Ông là người của điển hình "nghèo không có một miếng đất cắm dùi" nên ông làm "nhà" trong... nghĩa địa: Nghĩa trang VIỆT BINH ĐOÀN, sau là Nghĩa trang Quân đội đối diện cổng phi trường Hội An. Ông trông coi, quét dọn nghĩa trang cho đến cuối đời.
Sau khi ông mất, bên Quân đội vừa thương và cũng để "ghi ơn", cho ông nằm trong nghĩa trang cạnh cái lều nhà ông. Ai đó cũng đem chiếc xe kéo của ông đặt cạnh nấm mồ còn chưa xanh cỏ như để cho ông có... người-bạn-đường, vừa để tống tiễn chiếc xe kéo cuối cùng của Hội An, của một đời lao dịch hay nô dịch mà vì sống tận đáy xã hội nên bây giờ chẳng ai còn nhớ hay biết ông họ gì!!
CHÚ BỐN PHONG
Chú Bốn Phong đang cân thuốc trong tiệm thuốc bắc THÁI HƯNG ĐƯỜNG của ông Thái Phát. Chú hiện sống trong nhà thuộc khu chợ heo gần chợ Cồn Đà Nẵng. Sau khi nghỉ cân thuốc chú về giữ xe gần nhà mình.
Trong một lần triển lãm ảnh tại Hội An, một du khách ngoại quốc hỏi, tại sao cân thuốc mà lại ở trần, người thuyết minh nhanh miệng chỉ qua tấm hình treo bên cạnh và phân bua:
Tiệm thuốc này kề bên lò rèn, tụi nó "xụt bệ lò rèn" cả ngày nóng ai chịu nổi?
Thực tế lò rèn này nằm ngoài Trường Lệ, trong phố không có lò rèn vì bị cấm, sợ hỏa hoạn.
Nhà bìa trái là nhà bà Hai Mỹ (đối diện nhà sách Rạng Đông).
Tiệm thuốc bắc Thái Hưng Đường bán ở đây.
Ai ăn bánh bèo mì gánh hông?
Ngày xưa đi bán hàng rong mà cũng mặc áo dài nghiêm chỉnh.
Ảnh photo Vĩnh Tân chụp năm 1950
Chồng đi biển đánh cá, vợ ở nhà quay chỉ.
Ảnh photo Vĩnh Tân chụp năm 1930 tại Cẩm An
Nguồn tin: soncuongde.blogspot.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét