Người dân các nước Tây Phi đang từng ngày, từng giờ phải sống trong đau đớn, lo lắng và bất an khi dịch bệnh Ebola hoành hành, khiến số người tử vong ngày một gia tăng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 19-8 thông báo, số người chết vì dịch bệnh Ebola
ở Guinea, Liberia, Sierra Leone và Nigeria là 1.229 người, với 84 trường hợp
tử vong mới được báo cáo từ 14-16/8. Các chuyên gia y tế quốc tế
cho biết, thực tế diễn biến dịch còn tồi tệ hơn nhiều so với con số
công bố chính thức.
Cụ thể, đất nước Liberia có số lượng người tử vong lớn nhất với 54 người. Trong khi đó, 17 người
chết ở Sierra Leone và 14 người ở Guinea. Hiện chính phủ Liberia đã áp đặt lệnh
giới nghiêm từ 21 giờ (giờ GMT) đến 6 giờ sáng trong nỗ lực nhằm ngăn chặn
sự lây lan của virus Ebola.
Đứng trước đại dịch hoành hành không thể kiểm soát, nhiều phụ nữ chỉ biết cầu nguyện
cho đại dịch Ebola nhanh chóng kết thúc.
Cô Umu Fambulle bàng hoàng khi thấy chồng gục ngã và bất tỉnh trên sàn nhà
ở Monrovia, Liberia vào ngày 15/8 vừa qua.
Cô gái 33 tuổi đã qua đời sau 2 ngày nhận được xét nghiệm dương tính với Ebola. Hầu hết
câu chuyện về những bệnh nhân nhiễm virus Ebola đều kết thúc với những hình ảnh
đau đớn như trên.
Người dân sống trong "đại tang" khi ngày này qua ngày khác, số người tử vong
do nhiễm virus Ebola ngày một tăng.
Chị gái của Finda thất thần ngồi bên cạnh nấm mồ của em gái. Cô cảm thấy tuyệt vọng
và thất bại khi không biết làm gì hơn trước cái chết thương tâm của em gái
và những người thân trong gia đình mình.
Những giọt nước mắt, tiếng gào khóc đau đớn khi người thân được đưa đi hỏa táng.
Cô bé Messi Boa ngồi buồn bã trước cửa nhà ở làng Njala Ngiema, Sierra Leone sau khi bố mẹ
em qua đời vì nhiễm virus Ebola. Vẫn có nhiều người ở lại đây nhưng ngôi làng giờ như bị
đóng băng. Trong những căn nhà tối om, vật dụng cá nhân của nạn nhân như quần áo,
dép, chiếc đài radio hiếm hoi nằm nguyên tại chỗ vì sẽ chẳng có ai đụng vào chúng
nhiều ngày sau đó. Kể từ khi "cơn bão Ebola" quét qua Njala Ngiema và mang theo
người làng, bao trùm nơi đây là một màu u ám. Những người sống sót
còn muốn bỏ làng ra đi để "trốn chạy" khỏi thảm dịch Ebola.
Cậu bé Saah Exco, 10 tuổi, đang sống trong một con hẻm phía sau khu ổ chuột West Point
tại thành phố Monrovia, Liberia. Ngày 19/8, cậu bé bị từ chối chữa trị vì sợ
nhiễm loại virus chết người.
Saah bị lột trần truồng, ngồi trên một cái xô và chống chọi với cơn sốt.
Sức khỏe của Ibrahim Fambulle bị virus Ebola tàn phá khiến anh trở nên ốm yếu và mệt mỏi.
Ibrahim Fambulle nằm điều trị trong một phòng học được trưng dụng làm khu cách ly
ở Monrovia, Liberia. Người nằm cùng phòng với Fambulle đã chết nhưng bác sĩ
chưa kịp đưa anh ta tới nơi chôn cất.
Người ta phun thuốc khử trùng lên thi thể cùng mọi vật dụng trong gia đình. Do cơ sở vật chất
ở các nước Tây Phi, trong đó có Liberia, quá tồi tàn nên nhiều bệnh nhân không có cơ hội
được đưa tới điều trị tại các bệnh viện.
Một cậu bé chăm sóc bố nghi nhiễm Ebola trong chính ngôi nhà của họ. Tình cảnh nghèo nàn
và lạc hậu khiến nỗ lực ngăn ngừa đại dịch Ebola tồi tệ nhất lịch sử nhân loại
gặp nhiều trở ngại.
Trẻ em tập trung tại một phòng học khác được dùng làm nơi ở cho các bệnh nhân
của virus chết người.
Hình ảnh người đàn ông bị bỏ mặc suốt 5 tiếng ngoài đường do bị nghi nhiễm virus Ebola
khiến nhiều người dân trên thế giới không khỏi xót xa. Phải 5 giờ sau, 2 thành viên
trong nhóm phòng chống dịch bệnh Ebola mới tới và đưa người đàn ông này
về trung tâm y tế địa phương.
Cảnh sát Guinea canh gác 1 thi thể nạn nhân nhiễm virus Ebola suốt nhiều giờ đồng hồ.
Do sợ bị lây nhiễm mà cảnh sát cũng như người dân quanh khu vực không dám
động vào nạn nhân.
Thi thể nạn nhân bị bỏ mặc ngoài đường, không được xử lý hay chôn cất.
Nguồn tin: ngoisao.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét