Chùa Ông
Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.
Toàn thể ngôi chùa gồm 4 tòa nhà, một tiền đình, 2 tả, hữu vu và một chính diện rộng. Bốn tòa cất xây theo kiểu chữ khẩu và kiến trúc, cấu trúc theo kiểu chồng tránh, ngói lợp và nóc rất độc đáo, trang trí Rồng, Giao. Chính điện đặt pho tượng Quan Vân Trường tướng quân, mặc thanh bào thêu rồng nổi kim tuyến, nét mặt oai nghiêm tươi sáng, đôi mắt sắc mà lung linh nhìn về phía trước.Chính điện còn có 2 pho tượng Châu Thương, người nô tì dũng cảm, trung thành của Quan Công và tượng Quan Bình nghĩa tử; 2 con ngựa thờ cao bằng ngựa thật, bên tả là con ngựa trắng, bên hữu ngựa xích thố – con ngựa mà Vân Trường rất quý khi được Tào Tháo ban cho. Đứng trước những pho tượng này khách thưởng lãm không thể không ngợi khen bàn tay tinh xảo tỉ mỉ của người thợ tạo hình từ xa xưa.
Hiện nay, trong miếu còn rất nhiều biển liễn, hoành phi, sắc phong, bia đá và những hiện vật cổ, đặc biệt là còn lưu lại bài thơ đề vịnh của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm ( thân phụ của Đại thi hào Nguyễn Du) xướng và 2 bài họa của Uông Sĩ Cư và Nguyễn Lệnh Tân và bài ngụ ngôn cổ phong của Nguyễn Nghiễm. Mấy bài này làm vào năm 1775, lúc Xuân Quận Công phụng chức tả tướng quân Bình Nam vào đóng quân ở Hội An. Đó là một di tích lịch sử lưu dấu vết xa xưa trong thời phân tranh Trịnh- Nguyễn còn lại ở xứ Đàng Trong từ thế kỷ 18 còn đến ngày nay.
Quan Công Miếu đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia ngày 29 tháng 11 năm 1991.
Chùa Chúc Thánh
Toàn thể ngôi chùa gồm 4 tòa nhà, một tiền đình, 2 tả, hữu vu và một chính diện rộng. Bốn tòa cất xây theo kiểu chữ khẩu và kiến trúc, cấu trúc theo kiểu chồng tránh, ngói lợp và nóc rất độc đáo, trang trí Rồng, Giao. Chính điện đặt pho tượng Quan Vân Trường tướng quân, mặc thanh bào thêu rồng nổi kim tuyến, nét mặt oai nghiêm tươi sáng, đôi mắt sắc mà lung linh nhìn về phía trước.Chính điện còn có 2 pho tượng Châu Thương, người nô tì dũng cảm, trung thành của Quan Công và tượng Quan Bình nghĩa tử; 2 con ngựa thờ cao bằng ngựa thật, bên tả là con ngựa trắng, bên hữu ngựa xích thố – con ngựa mà Vân Trường rất quý khi được Tào Tháo ban cho. Đứng trước những pho tượng này khách thưởng lãm không thể không ngợi khen bàn tay tinh xảo tỉ mỉ của người thợ tạo hình từ xa xưa.
Hiện nay, trong miếu còn rất nhiều biển liễn, hoành phi, sắc phong, bia đá và những hiện vật cổ, đặc biệt là còn lưu lại bài thơ đề vịnh của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm ( thân phụ của Đại thi hào Nguyễn Du) xướng và 2 bài họa của Uông Sĩ Cư và Nguyễn Lệnh Tân và bài ngụ ngôn cổ phong của Nguyễn Nghiễm. Mấy bài này làm vào năm 1775, lúc Xuân Quận Công phụng chức tả tướng quân Bình Nam vào đóng quân ở Hội An. Đó là một di tích lịch sử lưu dấu vết xa xưa trong thời phân tranh Trịnh- Nguyễn còn lại ở xứ Đàng Trong từ thế kỷ 18 còn đến ngày nay.
Quan Công Miếu đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia ngày 29 tháng 11 năm 1991.
Chùa Chúc Thánh
Chùa Chúc Thánh tọa lạc tại Cẩm Phổ, Hội An, tỉnh Quảng Nam, là nơi khai sinh ra chi phái Thiền Chúc Thánh của Thiền Lâm Tế. Theo sách Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, chùa Chúc Thánh đã được Thiền sư Minh Hải - Pháp Bảo khai sơn vào thế kỷ XVII. Vị Thiền sư này người tỉnh Phước Kiến, sang nước ta vào thời Chúa Nguyễn Phúc Trân (1687 - 1691). Ông đã tự giới đàn tại chùa Linh Mụ, sau đó vào Hội An dựng chùa Chúc Thánh. Dần dần ngôi chùa này trở nên một ngôi tổ đình lớn ở miền Trung và miền Nam.
Chùa được xây theo mô hình chữ tam, có phong cách kiến trúc tổng hợp của truyền thống Trung Quốc và Việt Nam với nhiều tượng lớn, trạm trổ cầu kỳ. ở chính điện thờ Tam Thế Phật, Di Lặc, 18 vị La Hán, trước sân có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra trong chùa còn có nhiều ngôi tháp của Tổ sư Minh Hải, thiền sư Thiết Thọ (đời 35), ấn Bích (đời 39), Thiện Quả,...Từ đó đến nay chùa đã được trùng tu 2 lần vào năm 1956 và năm 1964.
Chùa Chúc Thánh quay mặt vêì hướng Tây - Nam nằm trên một mảnh đất thoáng mát với chiều rộng 130m và chiều sâu 96m. Nhìn từ ngoài vào, ngôi chùa nằm lặng dưới những táng cây cổ thụ rợp mát, tạo nên một dáng vẻ trầm hùng, thanh tịnh. Xung quanh chùa được bao bọc bởi một dãy cây đủ loại, bốn mùa đơm hoa kết trái, ong bướm tới lui, chim chóc làm tổ. Khung cảnh thanh bình này được kết hợp giữa thiên nhiên và con người, nó đã làm lắng đọng biết bao tâm tư phiền muộn của những con người bị thất bại trên trường danh lợi và cũng là cái nôi đã nuôi lớn biết bao anh tài đóng góp xây dựng đạo Pháp, dân tộc, ảnh hưởng đến ngày nay. Vào những đêm trăng thanh gió mát, khung cảnh của chùa lại trở nên mênh mông, quạnh hiu và cô tịch hơn. Thật đúng với câu thơ nói về cảnh chùa miền quê đất Việt:
"Quê tôi có gió bốn mùa
Có trăng giữa tháng, có chùa quanh năm
Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi".
Trước khi vào chùa, nhìn thấy cổng Tam quan rêu phong cổ kính. Vào trong, tiếp theo là bồn hoa, những ngôi tháp cổ, bình phong, Đông đường, Tây đường, Chánh điện, Hậu tẩm, Phương trượng, Tổ đường ... Tất cả đều được kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa kiến trúc Tàu và Việt Nam. Điều đó nói lên một thời vàng son cực thịnh về văn hóa, tôn giáo và thương mại của khu phố cổ này một thời xưa kia nói chung và Phật giáo tại đây nói riêng. Sau đây người viết sẽ lần lược trình bày từng chi tiết kiến trúc của ngôi Tổ đình cũng như ý nghĩa liễn đối, bia tháp trong đó.
Cổng Tam quan:
Cổng Tam quan cách con đường ngang trước chùa 26m và cách Chánh điện 50m. Cổng tam quan đứng giữa 2 bức tường thành kiên cố và được thiết kế thành 2 tầng. Đỉnh trên cùng là 2 con sư tử trong tư thế ngồi chồm quay mặt vào nhau, tầng dưới là mái ngói giả, lối bước vào gồm 3 cổng; cổng giữa to lớn, cổng hai bên thấp nhỏ hơn, trên cổng giữa có 5 chữ Sắc tứ Chúc Thánh tự môn và câu đối:
Chúc đối Linh sơn thiên cổ tú
Thánh khai Pháp thủy nhứt nguyên trường.
Dịch nghĩa:
Chúc như Linh sơn ngàn xưa xanh tốt
Thánh mở nước Pháp một dòng dài xa.
(TT Thích Hạnh Niệm dịch)
Chánh điện:
Vào khỏi cổng Tam quan là bồn bông, kế tiếp bồn bông là bức bình phong. Bức bình phong này cũng có niên đại khoảng với việc tu sửa ngôi chùa, trước bình phong là hàng non bộ có tượng Quan Âm lộ thiên ở trên. Bình phong cách Tiền đường và Chánh điện một sân bông. Tiền đường và Chánh điện Tổng cộng bề ngang 12m và bề sâu 18m. Thiết kế ngôi chùa bên trong bởi nhiều kèo cột gỗ như " Chồng rường giả thủ" thuộc phong cách Tàu, "Cột trốn kẻ chuyện" thuộc phong cách Việt. Bức tường chùa dày 30cm, mùa hạ ít nóng mùa đông ít lạnh. Hai bên hông Tiền đường và Chánh điện là hai đường thông hành chạy thẳng ra phía sau nhà Tổ. Chánh điện nằm ngay giữa cân đối, hợp lí, một đặc trưng phổ biến trong kiến trúc phố cổ Hội An. Trước hiên chùa có 2 câu đối:
Mái chùa lợp bằng ngói âm dương uốn cong, mềm mại, trên chóp đỉnh là một cặp rồng quay mặt vào nhau đang rướn mình đến mặt trời chính giữa. Phía sau 2 con rồng là 2 con phụng đang bay ra mà ngoảnh đầu nhìn lại. Tiếp xuống hiên mái chùa trang trí những hoa văn, chạm trổ những hình ảnh Đức Phật Thích Ca từ sơ sinh đến nhập diệt và góc cuối cùng của mái hiên là 2 con kỳ lân đang đứng quay mặt ra phía trước.
Bên trong, giữa Chánh điện và Tiền đường được liên kết với nhau bằng một máng xối đúc và 4 hàng cột gỗ cho cả 2 bên. Trên hàng cột của Tiền đường là 4 bức hoành phi sơn son thiếp vàng, cẩn chạm xà cừ; Một tấm ngay trước cửa Tiền đường quay vô do Hòa Thượng Phước Huệ tặng vào năm Giáp Tuất gồm 4 chữ:Phật Pháp chánh chương, còn lại 3 tấm treo ở 3 gian quay mặt ra, tấm giữa đề tên ngôi chùa Sắc tứ Chúc Thánh tự, tấm bên phải? Tổ ấn trùng quang và tấm bên trái Ân quang phạm vức. Dưới nền Tiền đường, hai bên hông tường gắn 4 tấm bia, nội dung ghi sơ lược lại những lần trùng tu ngôi chùa và các phương danh các chùa, đạo hữu đóng góp xây dựng. Ngoài ra, trong Chánh điện còn có trống lớn, trống nhỏ, đại hồng chung, tiểu hồng chung. Đại hồng chung được đúc vào năm Giáp Ngọ ( 1894), được dưới sự chứng minh của các Hòa Thượng Vĩnh Gia, Chí Thành, Quảng Đạt, Quảng Viên và Bát Nhã. Đại hồng chung cao 120cm, đường kính rộng 55cm. Trong đại hồng chung có khắc niên đại đúc chung, các Hòa Thượng chứng minh, các bài kệ phục nguyện về “ Chúc Hoàng đồ vĩnh cố, Đế đạo hà xương ...”.
Chánh điện, gian giữa bàn phía trên cao thờ 3 tượng Phật gọi là tượng Tam Thế, bàn dưới thờ tượng đức Phật Di Lặc và 2 bên là A Nan và Ca Diếp. Hai gian 2 bên, trong cùng là 2 tượng Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền, mỗi tượng cao 1m 75 (không tính đế). Ra ngoài, hai bàn kế tiếp là 18 vị A La Hán (mỗi bên 9 vị) và phía bên ngoài cùng là 2 tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện, mỗi tượng cao 1m 75 (không tính đế). Những tượng trên có niên đại cao, đa số làm bằng hợp chất. Chánh điện chỉ có một bức hoành để tên chùa làm vào Thành Thái năm thứ 4 .
Hậu tẩm, Đông phương tượng, Tây phương tượng và Tổ đường:
Dọc theo 2 đường thông hành từ Chánh điện ra phía sau là Hậu tẩm. Hậu tẩm, gian giữa thờ đức Địa Tạng đang cầm trên tay quả minh châu ngồi trên lưng con sư tử rất hùng hồn, tượng cao 2m, những nét áo, hoa văn chạm trổ rất mĩ thuật. Hai gian 2 bên là bàn thờ Phổ Liên Hoa và Ái Sở Thân. Trước bàn Địa Tạng là sân lộ thiên rộng 7m, dài 10m, dùng để đặt các loại hoa, cây cảnh quý. Hai bên sân là Đông phương tượng dùng để Tăng chúng ở và Tây phương trượng để thờ hương linh. Bước qua khỏi sân là đến Tổ đường. Tổ đường này mặc dù đã có từ lâu nhưng chỉ trong hình thức đơn sơ, mãi đến các đời Ngài Chương Khoáng, Chơn Chứng ngôi Tổ đường mới trở nên qui mô khang trang hơn. Tổ đường bề ngang 11m, bề sâu 9m tính cả đường thông hành vây quanh . Đường thông hành chủ yếu để làm nơi nghỉ ngơi của hàng Tăng chúng các nơi mỗi khi tề tụ về đây an cư kiết hạ và cũng là nơi bảo tồn các kinh sách, bảng gỗ kinh cũ. Ngay chính giữa Tổ đường là nghi án thờ long vị các vị Tổ sư trú trì từ Tổ Minh Hải trở xuống. Nghi án bằng gỗ, những nét chạm trỗ và sơn son thiếp vàng rất công phu. Trên nghi án có 4 chữ thủy thanh nguyệt hiện. Chính giữa nghi án là long vị và di ảnh của Tổ sư Minh Hải, tiếp theo 2 bên là long vị lịch đại chư vị trú trì từ cao xuống thấp. Quanh nghi án trang trí những bộ bê tích trượng và các bình bát của các vị ngày xưa dùng để thọ thực. Trên cửa Tổ đường một bức hoành quay vô gồm 4 chữ: Tổ ấn lưu huy. Chính giữa phía trên cao quay ra 3 bức hoành; bức giữaThích trạch vinh triêm, hai tấm hai bên là Hoa vũ di thiên và Phật pháp tôn nghiêm. Dãy cuối cùng cũng 3 bức; bức giữa Tổ Tổ tương truyền, hai bức hai bên Tích thụ kim hoa và Lộ ác đàm hoa. Phía dưới, bên phải nghi án Tổ là bàn thờ để thờ Tăng chúng quá cố, bên trái là Phổ Liên Hoa, phía trước là Phổ Phật Sanh và Phổ Triều Âm.
Đông đường, Tây đường:
Đông đường và Tây đường nằm 2 bên trước sân Tiền đường, nối liền với Tiền đường một cái nhà gọi là nhà cầu ( cầu bắt ngang giữa Tiền đường và Đông đường, Tây đường). Chiều dài Đông đường và Tây đường dài 11m, nhưng bề rộng của Tây đường chỉ 6 m và Đông đường đến 9m, trên mái của 2 bên đều lợp ngói âm dương, bên trong là rường cột gỗ. Tây đường chỉ để thờ linh và Tăng chúng tu học, Đông đường là nơi tiếp khách, gian giữa là bàn Giám Trai thờ đức Đạt Ma. Trước bàn Giám Trai treo trên cao một bức hoành 4 chữ: Thiên vũ bảo hoa.
Những ngôi tháp Tổ:
Bia tháp quanh vườn chùa trên dưới 20 cái. Đó là những nơi tôn trí nhục thân của chư vị Hòa Thượng, Thượng Tọa... đã quá cố. Tháp Tổ Minh Hải cao nhất gồm 7 tầng, cao 15m, tiếp xuống là những tháp 5 tầng, 3 tầng và 1 tầng. Những tháp này vì thời gian nên có cái bị hư sửa lại, lại có cái chỉ còn một tấm bia....Như tháp của Ngài Đại Dõng (Siêu Căn) chỉ còn lại một tấm bia nhỏ, những chữ trong bia cũng đã bị phai nhạt.
Ngoài ra, trong vườn chùa còn có ngôi mộ song thân của Tổ Minh Hải là Ông Lương Đôn Hậu và bà Trần Thục Thận. Ngôi mộ nằm chệch về phía trước tháp Tổ.
Theo Luận văn Hạnh Thiên - 2001
Bãi biển Cửa Đại
Chùa được xây theo mô hình chữ tam, có phong cách kiến trúc tổng hợp của truyền thống Trung Quốc và Việt Nam với nhiều tượng lớn, trạm trổ cầu kỳ. ở chính điện thờ Tam Thế Phật, Di Lặc, 18 vị La Hán, trước sân có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra trong chùa còn có nhiều ngôi tháp của Tổ sư Minh Hải, thiền sư Thiết Thọ (đời 35), ấn Bích (đời 39), Thiện Quả,...Từ đó đến nay chùa đã được trùng tu 2 lần vào năm 1956 và năm 1964.
Chùa Chúc Thánh quay mặt vêì hướng Tây - Nam nằm trên một mảnh đất thoáng mát với chiều rộng 130m và chiều sâu 96m. Nhìn từ ngoài vào, ngôi chùa nằm lặng dưới những táng cây cổ thụ rợp mát, tạo nên một dáng vẻ trầm hùng, thanh tịnh. Xung quanh chùa được bao bọc bởi một dãy cây đủ loại, bốn mùa đơm hoa kết trái, ong bướm tới lui, chim chóc làm tổ. Khung cảnh thanh bình này được kết hợp giữa thiên nhiên và con người, nó đã làm lắng đọng biết bao tâm tư phiền muộn của những con người bị thất bại trên trường danh lợi và cũng là cái nôi đã nuôi lớn biết bao anh tài đóng góp xây dựng đạo Pháp, dân tộc, ảnh hưởng đến ngày nay. Vào những đêm trăng thanh gió mát, khung cảnh của chùa lại trở nên mênh mông, quạnh hiu và cô tịch hơn. Thật đúng với câu thơ nói về cảnh chùa miền quê đất Việt:
"Quê tôi có gió bốn mùa
Có trăng giữa tháng, có chùa quanh năm
Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi".
Trước khi vào chùa, nhìn thấy cổng Tam quan rêu phong cổ kính. Vào trong, tiếp theo là bồn hoa, những ngôi tháp cổ, bình phong, Đông đường, Tây đường, Chánh điện, Hậu tẩm, Phương trượng, Tổ đường ... Tất cả đều được kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa kiến trúc Tàu và Việt Nam. Điều đó nói lên một thời vàng son cực thịnh về văn hóa, tôn giáo và thương mại của khu phố cổ này một thời xưa kia nói chung và Phật giáo tại đây nói riêng. Sau đây người viết sẽ lần lược trình bày từng chi tiết kiến trúc của ngôi Tổ đình cũng như ý nghĩa liễn đối, bia tháp trong đó.
Cổng Tam quan:
Cổng Tam quan cách con đường ngang trước chùa 26m và cách Chánh điện 50m. Cổng tam quan đứng giữa 2 bức tường thành kiên cố và được thiết kế thành 2 tầng. Đỉnh trên cùng là 2 con sư tử trong tư thế ngồi chồm quay mặt vào nhau, tầng dưới là mái ngói giả, lối bước vào gồm 3 cổng; cổng giữa to lớn, cổng hai bên thấp nhỏ hơn, trên cổng giữa có 5 chữ Sắc tứ Chúc Thánh tự môn và câu đối:
Chúc đối Linh sơn thiên cổ tú
Thánh khai Pháp thủy nhứt nguyên trường.
Dịch nghĩa:
Chúc như Linh sơn ngàn xưa xanh tốt
Thánh mở nước Pháp một dòng dài xa.
(TT Thích Hạnh Niệm dịch)
Chánh điện:
Vào khỏi cổng Tam quan là bồn bông, kế tiếp bồn bông là bức bình phong. Bức bình phong này cũng có niên đại khoảng với việc tu sửa ngôi chùa, trước bình phong là hàng non bộ có tượng Quan Âm lộ thiên ở trên. Bình phong cách Tiền đường và Chánh điện một sân bông. Tiền đường và Chánh điện Tổng cộng bề ngang 12m và bề sâu 18m. Thiết kế ngôi chùa bên trong bởi nhiều kèo cột gỗ như " Chồng rường giả thủ" thuộc phong cách Tàu, "Cột trốn kẻ chuyện" thuộc phong cách Việt. Bức tường chùa dày 30cm, mùa hạ ít nóng mùa đông ít lạnh. Hai bên hông Tiền đường và Chánh điện là hai đường thông hành chạy thẳng ra phía sau nhà Tổ. Chánh điện nằm ngay giữa cân đối, hợp lí, một đặc trưng phổ biến trong kiến trúc phố cổ Hội An. Trước hiên chùa có 2 câu đối:
Mái chùa lợp bằng ngói âm dương uốn cong, mềm mại, trên chóp đỉnh là một cặp rồng quay mặt vào nhau đang rướn mình đến mặt trời chính giữa. Phía sau 2 con rồng là 2 con phụng đang bay ra mà ngoảnh đầu nhìn lại. Tiếp xuống hiên mái chùa trang trí những hoa văn, chạm trổ những hình ảnh Đức Phật Thích Ca từ sơ sinh đến nhập diệt và góc cuối cùng của mái hiên là 2 con kỳ lân đang đứng quay mặt ra phía trước.
Bên trong, giữa Chánh điện và Tiền đường được liên kết với nhau bằng một máng xối đúc và 4 hàng cột gỗ cho cả 2 bên. Trên hàng cột của Tiền đường là 4 bức hoành phi sơn son thiếp vàng, cẩn chạm xà cừ; Một tấm ngay trước cửa Tiền đường quay vô do Hòa Thượng Phước Huệ tặng vào năm Giáp Tuất gồm 4 chữ:Phật Pháp chánh chương, còn lại 3 tấm treo ở 3 gian quay mặt ra, tấm giữa đề tên ngôi chùa Sắc tứ Chúc Thánh tự, tấm bên phải? Tổ ấn trùng quang và tấm bên trái Ân quang phạm vức. Dưới nền Tiền đường, hai bên hông tường gắn 4 tấm bia, nội dung ghi sơ lược lại những lần trùng tu ngôi chùa và các phương danh các chùa, đạo hữu đóng góp xây dựng. Ngoài ra, trong Chánh điện còn có trống lớn, trống nhỏ, đại hồng chung, tiểu hồng chung. Đại hồng chung được đúc vào năm Giáp Ngọ ( 1894), được dưới sự chứng minh của các Hòa Thượng Vĩnh Gia, Chí Thành, Quảng Đạt, Quảng Viên và Bát Nhã. Đại hồng chung cao 120cm, đường kính rộng 55cm. Trong đại hồng chung có khắc niên đại đúc chung, các Hòa Thượng chứng minh, các bài kệ phục nguyện về “ Chúc Hoàng đồ vĩnh cố, Đế đạo hà xương ...”.
Chánh điện, gian giữa bàn phía trên cao thờ 3 tượng Phật gọi là tượng Tam Thế, bàn dưới thờ tượng đức Phật Di Lặc và 2 bên là A Nan và Ca Diếp. Hai gian 2 bên, trong cùng là 2 tượng Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền, mỗi tượng cao 1m 75 (không tính đế). Ra ngoài, hai bàn kế tiếp là 18 vị A La Hán (mỗi bên 9 vị) và phía bên ngoài cùng là 2 tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện, mỗi tượng cao 1m 75 (không tính đế). Những tượng trên có niên đại cao, đa số làm bằng hợp chất. Chánh điện chỉ có một bức hoành để tên chùa làm vào Thành Thái năm thứ 4 .
Hậu tẩm, Đông phương tượng, Tây phương tượng và Tổ đường:
Dọc theo 2 đường thông hành từ Chánh điện ra phía sau là Hậu tẩm. Hậu tẩm, gian giữa thờ đức Địa Tạng đang cầm trên tay quả minh châu ngồi trên lưng con sư tử rất hùng hồn, tượng cao 2m, những nét áo, hoa văn chạm trổ rất mĩ thuật. Hai gian 2 bên là bàn thờ Phổ Liên Hoa và Ái Sở Thân. Trước bàn Địa Tạng là sân lộ thiên rộng 7m, dài 10m, dùng để đặt các loại hoa, cây cảnh quý. Hai bên sân là Đông phương tượng dùng để Tăng chúng ở và Tây phương trượng để thờ hương linh. Bước qua khỏi sân là đến Tổ đường. Tổ đường này mặc dù đã có từ lâu nhưng chỉ trong hình thức đơn sơ, mãi đến các đời Ngài Chương Khoáng, Chơn Chứng ngôi Tổ đường mới trở nên qui mô khang trang hơn. Tổ đường bề ngang 11m, bề sâu 9m tính cả đường thông hành vây quanh . Đường thông hành chủ yếu để làm nơi nghỉ ngơi của hàng Tăng chúng các nơi mỗi khi tề tụ về đây an cư kiết hạ và cũng là nơi bảo tồn các kinh sách, bảng gỗ kinh cũ. Ngay chính giữa Tổ đường là nghi án thờ long vị các vị Tổ sư trú trì từ Tổ Minh Hải trở xuống. Nghi án bằng gỗ, những nét chạm trỗ và sơn son thiếp vàng rất công phu. Trên nghi án có 4 chữ thủy thanh nguyệt hiện. Chính giữa nghi án là long vị và di ảnh của Tổ sư Minh Hải, tiếp theo 2 bên là long vị lịch đại chư vị trú trì từ cao xuống thấp. Quanh nghi án trang trí những bộ bê tích trượng và các bình bát của các vị ngày xưa dùng để thọ thực. Trên cửa Tổ đường một bức hoành quay vô gồm 4 chữ: Tổ ấn lưu huy. Chính giữa phía trên cao quay ra 3 bức hoành; bức giữaThích trạch vinh triêm, hai tấm hai bên là Hoa vũ di thiên và Phật pháp tôn nghiêm. Dãy cuối cùng cũng 3 bức; bức giữa Tổ Tổ tương truyền, hai bức hai bên Tích thụ kim hoa và Lộ ác đàm hoa. Phía dưới, bên phải nghi án Tổ là bàn thờ để thờ Tăng chúng quá cố, bên trái là Phổ Liên Hoa, phía trước là Phổ Phật Sanh và Phổ Triều Âm.
Đông đường, Tây đường:
Đông đường và Tây đường nằm 2 bên trước sân Tiền đường, nối liền với Tiền đường một cái nhà gọi là nhà cầu ( cầu bắt ngang giữa Tiền đường và Đông đường, Tây đường). Chiều dài Đông đường và Tây đường dài 11m, nhưng bề rộng của Tây đường chỉ 6 m và Đông đường đến 9m, trên mái của 2 bên đều lợp ngói âm dương, bên trong là rường cột gỗ. Tây đường chỉ để thờ linh và Tăng chúng tu học, Đông đường là nơi tiếp khách, gian giữa là bàn Giám Trai thờ đức Đạt Ma. Trước bàn Giám Trai treo trên cao một bức hoành 4 chữ: Thiên vũ bảo hoa.
Những ngôi tháp Tổ:
Bia tháp quanh vườn chùa trên dưới 20 cái. Đó là những nơi tôn trí nhục thân của chư vị Hòa Thượng, Thượng Tọa... đã quá cố. Tháp Tổ Minh Hải cao nhất gồm 7 tầng, cao 15m, tiếp xuống là những tháp 5 tầng, 3 tầng và 1 tầng. Những tháp này vì thời gian nên có cái bị hư sửa lại, lại có cái chỉ còn một tấm bia....Như tháp của Ngài Đại Dõng (Siêu Căn) chỉ còn lại một tấm bia nhỏ, những chữ trong bia cũng đã bị phai nhạt.
Ngoài ra, trong vườn chùa còn có ngôi mộ song thân của Tổ Minh Hải là Ông Lương Đôn Hậu và bà Trần Thục Thận. Ngôi mộ nằm chệch về phía trước tháp Tổ.
Theo Luận văn Hạnh Thiên - 2001
Bãi biển Cửa Đại
Sau những ngày chìm đắm trong khung cảnh thơ mộng và những đêm dạo chơi dưới ánh sáng huyền ảo muôn màu của những cây đèn lồng ở phố cổ Hội An, thêm 4 km nữa, du khách đến với Cửa Đại, một bãi biển đẹp nhất ở Quảng Nam với những bãi cát dài xa tít, những ngọn sóng xô nhẹ cuốn mọi thứ ra xa trong nắng chiều óng ả. Một vẻ đẹp đến mê hồn!
Cửa Đại nổi bật bởi những khu nhà lộng lẫy, những khu resort mới xây tiện nghi và hiện đại, bao quanh là những khóm hoa rực rỡ sắc màu và toả hương thơm ngát. Những loài hoa dại nhỏ bé giản dị, khiêm tốn bên đường rập rờn những cánh bướm hay những cành phong lan kiêu kì đài các đẫm sương đêm. Những rặng liễu xoã mình xuống cát hay những hàng tre xanh vút trên trời cao tô màu trong nắng. Chút thơ mộng đó làm cho du khách thêm xao xuyến với cảnh đẹp nơi đây.
Cửa Đại mang vẻ đẹp "trẻ trung và sống động" nên mới chớm hè đã đông nghìn ngịt người, trẻ con, người lớn, khuôn mặt thật tươi tỉnh, khoan khoái. Tất cả đều thoả sức nô đùa và tràn ngập trong những niềm vui.Không khí ở Cửa Đại rất trong lành và dịu nhẹ, tạo cảm giác thư thái, an nhàn cho du khách. Có rất nhiều hình thức giải trí lôi cuốn ở Cửa Đại và chắc chắn có một cái gì đó thật đặc biệt dành cho mỗi người.
Khi bình minh lên, từ những khu nhà nghỉ, du khách có thể mở cửa sổ có ban công hướng ra biển để đón bình minh lên. Ngoài khơi xa kia mặt trời đang nhởn nhơ cùng với mây với gió, thấp thoáng ngoài xa những cánh buồm nhỏ đi tìm những luồng cá mới, báo hiệu một ngày mới tươi đẹp tràn về.
Buổi chiều là thời gian tốt nhất để du khách đắm mình trong làn nước biển xanh trong mát lạnh. Những con sóng vỗ nhẹ vào người tạo cảm giác thích thú, dễ chịu vô cùng. Những bãi cát trải dài lấp lánh dưới ánh nắng chói chang và cùng làn gió mang vị mặn của biển khiến người ta cảm thấy tâm hồn tươi mát hơn, và thoải má hơn.
Du khách cũng có thể nằm hàng giờ trên cát, lắng nghe tiếng gió biển vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào bên tai hay là nô đùa cùng mọi người, chơi những môn thể thao yêu thích và tạo cho mình một khoảng trời riêng bên những hình vẽ, những toà tháp bằng cát để rồi sóng biển vỗ vào lại tan ra.
Cửa Đại là nơi sông Thu Bồn đổ ra biển nên ở đây có rất nhiều cá. Một trong những điểm thích thú nhất thu hút du khách du lịch chính loại hình câu cá, săn những loài cá săn mồi như cá Hanh, Hanh Lươm, Hồng Vực... Du khách có thể câu ngay gần bờ hoặc cũng có thể thuê một chiếc mủng nhỏ lênh đênh trên biển giữa sóng trời mênh mông.Với những nét riêng của mình, Cửa Đại để lại trong lòng du khách một cảm giác khó quên khi rời nơi đây.
Cửa Đại nổi bật bởi những khu nhà lộng lẫy, những khu resort mới xây tiện nghi và hiện đại, bao quanh là những khóm hoa rực rỡ sắc màu và toả hương thơm ngát. Những loài hoa dại nhỏ bé giản dị, khiêm tốn bên đường rập rờn những cánh bướm hay những cành phong lan kiêu kì đài các đẫm sương đêm. Những rặng liễu xoã mình xuống cát hay những hàng tre xanh vút trên trời cao tô màu trong nắng. Chút thơ mộng đó làm cho du khách thêm xao xuyến với cảnh đẹp nơi đây.
Cửa Đại mang vẻ đẹp "trẻ trung và sống động" nên mới chớm hè đã đông nghìn ngịt người, trẻ con, người lớn, khuôn mặt thật tươi tỉnh, khoan khoái. Tất cả đều thoả sức nô đùa và tràn ngập trong những niềm vui.Không khí ở Cửa Đại rất trong lành và dịu nhẹ, tạo cảm giác thư thái, an nhàn cho du khách. Có rất nhiều hình thức giải trí lôi cuốn ở Cửa Đại và chắc chắn có một cái gì đó thật đặc biệt dành cho mỗi người.
Khi bình minh lên, từ những khu nhà nghỉ, du khách có thể mở cửa sổ có ban công hướng ra biển để đón bình minh lên. Ngoài khơi xa kia mặt trời đang nhởn nhơ cùng với mây với gió, thấp thoáng ngoài xa những cánh buồm nhỏ đi tìm những luồng cá mới, báo hiệu một ngày mới tươi đẹp tràn về.
Buổi chiều là thời gian tốt nhất để du khách đắm mình trong làn nước biển xanh trong mát lạnh. Những con sóng vỗ nhẹ vào người tạo cảm giác thích thú, dễ chịu vô cùng. Những bãi cát trải dài lấp lánh dưới ánh nắng chói chang và cùng làn gió mang vị mặn của biển khiến người ta cảm thấy tâm hồn tươi mát hơn, và thoải má hơn.
Du khách cũng có thể nằm hàng giờ trên cát, lắng nghe tiếng gió biển vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào bên tai hay là nô đùa cùng mọi người, chơi những môn thể thao yêu thích và tạo cho mình một khoảng trời riêng bên những hình vẽ, những toà tháp bằng cát để rồi sóng biển vỗ vào lại tan ra.
Cửa Đại là nơi sông Thu Bồn đổ ra biển nên ở đây có rất nhiều cá. Một trong những điểm thích thú nhất thu hút du khách du lịch chính loại hình câu cá, săn những loài cá săn mồi như cá Hanh, Hanh Lươm, Hồng Vực... Du khách có thể câu ngay gần bờ hoặc cũng có thể thuê một chiếc mủng nhỏ lênh đênh trên biển giữa sóng trời mênh mông.Với những nét riêng của mình, Cửa Đại để lại trong lòng du khách một cảm giác khó quên khi rời nơi đây.
Hội quán Phước Kiến
Tọa lạc ở số 45 đường Trần Phú - Hội An, Hội quán Phước Kiến do nhóm người Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống tạo dựng vào năm 1759.
Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng - sân - hồ nước - cây cảnh - hai dãy nhà đông và tây - chính diện - sân sau - và hậu điện. Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.
Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng - sân - hồ nước - cây cảnh - hai dãy nhà đông và tây - chính diện - sân sau - và hậu điện. Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.
Làng Mộc Kim Bồng
Làng Kim Bồng (tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc xã Cấm Kim thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam), nơi hình thành nghề thủ công nổi tiếng mang tên nghề mộc Kim Bồng, nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển. Từ làng nhìn qua bên kia sông là khu phố cổ Hội An. Đây là một vị trí thuận lợi vừa không cách xa trung tâm đô thị, vừa dễ dàng trong việc giao thông - vận chuyển vật liệu bằng đường thủy để phát triển ngành nghề.
Tổ tiên nghề mộc Kim Bồng, vốn từ khắp nơi của đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam, đặc biệt là vùng Thanh Nghệ Tĩnh hội tụ vào làm ăn sinh sống từ thế kỷ 15, được bổ sung vào các thế kỷ 16, 17. Họ cũng bắt đầu nghề nghiệp của mình từ những ngôi nhà tranh, tre cổ truyền đến những ngôi nhà khung gỗ thông thường "Tam gian nhị hạ", rồi đến các tiện nghi đồ dùng trong gia đình, phương tiện giao thông (ghe thuyền nan, sen). Nhưng may mắn hơn nghề mộc ở các địa phương khác, cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, Hội An với nhiều yếu tố thuận lợi đã nhanh chóng phát triển thịnh vượng, trở thành một đô thị thương cảng ngoại thương trọng ở Xứ Đàng Trong - Việt Nam (thời các Chúa Nguyễn).
Quá trình đô thị hóa đã dẫn đến sự phân công và phân vùng lao động tại Hội An. Các nghề thủ công truyền thống phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng các yêu cầu sinh hoạt đô thị hương cảng. Trong đó đáng kể cónghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà, nghề yến Thanh Châu . Nghề mộc Kim Bồng đã có cơ may phát triển phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình kiến trúc đô thị, tôn giáo - tín ngưỡng, làm đồ mộc dân dụng và đóng thuyền, trong đó có cứ loại thuyền buôn đường xa, trọng tải lớn (ghe bầu). Địa danh Kim Bồng và nghề mộc địa phương đã được Lê Quý Đôn đề cập trong "Phủ biên tạp lục" vào thế kỷ 18. Từ trung tâm đô thị thương cảng ngoại thương này, với sự định cư của nhiều thương nhân nước ngoài đã giúp cho nghề mộc Kim Bồng, trên cơ sở truyền thống của người Việt, có sự kế thừa kỹ thuật đóng thuyền của người Chàm, đã tiếp thu kiến trúc dân dụng - tín ngưỡng và đồ dùng gia đình của người Hoa, Nhật.
Sự đóng góp của nghề mộc Kim Bồng đối với đô thi - thương cảng Hội An rất lớn. Nhiều thế hệ thợ mộc Kim Bồng không những đã để lại dấu vết tài nghệ tuyệt vời của mình ở các di tích Đô Thị cổ Hội An mà còn trong nhiều di tích khác ở Đà Nẵng, Huế và thành phố Sài Gòn... Sản phẩm dân dụng của nghề mộc Kim Bồng từ xưa đến nay không những có mặt ở nhiều nơi trong nước mà còn vượt đại dương theo thuyền buôn có mặt ở các nước xa xôi. Nhưng trước hết, rõ nhất, đầy đủ nhất khu phố cổ Hội An vẫn là tấm gương soi phản ánh bề dày và chiều sâu của nghề mộc Kim Bồng Hội An. Hiện nay, khu phố cổ Hội An là quần thể kiến trúc cổ mà đơn vị cấu thành là bởi các ngôi nhà cổ có niên đại xây dựng cách đây từ hơn trăm năm đến hơn ba trăm năm. Phố hẹp, ít cây cao rợp bóng, mà chen nhà như sâu nặng nghĩa anh. Sử sách xưa không có những chỉ dẫn để lần về tác giả thi công nó. Mặc dù nhà nước phong kiến xưa kia đã ban tước cửu phẩm, bát phẩm, đội trưởng mộc tượng cho khá nhiều thợ mộc Kim Bồng, nhưng ai ai ở xứ Quảng cũng đều nhắc đến phần đóng góp của các hiệp thợ Kim Bồng gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Hội An. Vẻ đẹp cổ kính của phố cổ Hội An là vẻ đẹp kiến trúc. Nhưng trước hết kiến trúc cổ Hội An đẹp vì được đặt trên một nền nghệ thuật trang trí, chạm khắc gỗ hài hòa và điêu luyện. Kiến trúc và nghệ thuật hài hòa như hình với bóng. Cái đẹp giữa kiến trúc điêu khắc cổ Hội An được bảo lưu và giữ gìn bởi quy mô, chất liệu tác thành. Vì kiến trúc nhẹ nên giữ được nghệ thuật bền và bằng những loại gỗ tốt lâu ngày lên nước mầu nâu sẫm như phủ một lớp Pêtin bảo vệ diệu kỳ cho tác phẩm. Nghệ thuật trang trí nội thất đã tổng hợp được giữa điêu khắc, chạm trổ, và kiến trúc một cách nhuần nhuyễn người xem không thể phân định đâu là điêu khắc, đâu là kiến trúc. Vị trí các công trình được đạt đúng chỗ vừa không rườm rà, vừa không gượng ép. Từ đổ ngang, xà dọc, tường giả dầu hồi, vỏ cua, hàng cột đều có những hình chạm trổ tinh vi điêu luyện.
Thời gian đã nhuộm cho chất liệu gỗ một màu nâu óng ả, với nhiều sắc độ, chập chờn trong không gian sáng tối, tạo ra không khí sang trọng mà kỳ diệu, đưa tâm hồn con người về với thế giới nghệ thuật một cách tự nhiên không sắp đặt và giả tạo. Đề tài, nội dung các họa tiết và những tác phẩm nghệ thuật nhìn chung vẫn là những đề tài quen thuộc mà chúng ta thường gặp, đáp ứng nhu cầu tâm lý của một xã hội chịu sự tác động của triết học phương đông cổ như: Bát bửu, bát tiên, tứ quý, tứ linh, tứ bình, tam đa... và những tích cá hóa rồng, lý ngư vọng nguyệt, tam dương khai thái, ngũ phước lâm môn...được thể hiện qua các kỹ thuật chạm nổi, chạm lộng, chạm thủng... Một vấn đề lý thú ở đây là chúng ta bắt gặp sự giao duyên giữa thơ và họa bằng nghệ thuật khảm xà cừ, khảm ốc trên những câu liễn treo ở cột, những bức hoành phi treo ở giữa nhà. Bài thơ là bức họa vô hình và bức họa là bài thơ cụ thể, sắp xếp tạo thành một bố cục hoàn chỉnh được biểu hiện bằng chất liệu xà cừ, vỏ ốc lóng lánh, nhiều mầu trên một nền gỗ bóng loáng. Dụng cụ, tiện nghi sinh hoạt gia đình như tủ chè, sập gụ trường kỷ, bộ đồ trà đến những bức phù điêu tượng gỗ... được tạo dáng và chạm trổ công phu, được sắp xếp, bày biện tạo ra môi trường sống với trình độ, và ý thức thẩm mỹ cao,đậm đà tính dân tộc. Khó có thể nói hết về nghề mộc kiến trúc - chạm khắc gỗ của Kim Bồng với cái riêng, các đặc thù truyền thống. Khó có thể kể hết những gì mà các hiệp thợ Kim Bồng để lại cho địa phương. Nhưng hẳn rằng không ai quên được Kim Bồng bởi còn đó cả một quần thể kiến trúc cùng biết bao tác phẩm chạm khắc, phù điêu, tượng gỗ và các dụng cụ, tiện nghi sinh hoạt gia đình ở khu phố cổ Hội An do những bàn tay tuyệt vời của nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từ bao đời nay tạo tác.
Ngày nay, trên đất Kim bồng đã có danh hiệu nghệ nhân cho một số thợ mộc lành nghề. Trong các xóm ngõ của gần 1000 nóc nhà làng mộc nổi tiếng này vẫn âm thầm diễn ra hoạt động chạm khắc gỗ, đóng đồ gỗ dân dụng, làm nhà... Đặc biệt ở đây, nghề đóng thuyền đi biển trọng tải 10 tấn đến 20 tấn cho khách hàng từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Bình Thuận khá phát triển. Bên cạnh đó, những hiệp thợ Kim Bồng còn tích cực góp phần trong công cuộc bảo vệ, trùng tu-tôn tạo di tích Đô thị cổ Hội An. Nhìn chung cũng như nhiều làng nghề truyền thống trong cả nước, làng nghề mộc Kim Bồng còn được bảo tồn, lưu truyền kỹ thuật và tiếp tục sản xuất nhưng vẫn nằm trong tình trạng hoạt động cung cấp sản phẩm trong phạm vi địa phương, chưa tìm lại được thị trường tiêu thụ lớn rộng nên chưa thể khai thác phát huy hết được tiềm năng, vốn quý sẵn có. Hy vọng trong tương lai với chính sách mở cửa và cơ chế thị trường, nghề mộc Kim Bồng sẽ đón nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng, các nhà doanh nghiệp và trong vòng tay ưu ái của bạn nghề cả nước để làng mộc Kim Bồng ở Hội An sớm được phục hưng và bảo tồn MỘT LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG nổi tiếng ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Nam nói riêng.
Làng gốm Thanh Hà
Tổ tiên nghề mộc Kim Bồng, vốn từ khắp nơi của đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam, đặc biệt là vùng Thanh Nghệ Tĩnh hội tụ vào làm ăn sinh sống từ thế kỷ 15, được bổ sung vào các thế kỷ 16, 17. Họ cũng bắt đầu nghề nghiệp của mình từ những ngôi nhà tranh, tre cổ truyền đến những ngôi nhà khung gỗ thông thường "Tam gian nhị hạ", rồi đến các tiện nghi đồ dùng trong gia đình, phương tiện giao thông (ghe thuyền nan, sen). Nhưng may mắn hơn nghề mộc ở các địa phương khác, cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, Hội An với nhiều yếu tố thuận lợi đã nhanh chóng phát triển thịnh vượng, trở thành một đô thị thương cảng ngoại thương trọng ở Xứ Đàng Trong - Việt Nam (thời các Chúa Nguyễn).
Quá trình đô thị hóa đã dẫn đến sự phân công và phân vùng lao động tại Hội An. Các nghề thủ công truyền thống phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng các yêu cầu sinh hoạt đô thị hương cảng. Trong đó đáng kể cónghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà, nghề yến Thanh Châu . Nghề mộc Kim Bồng đã có cơ may phát triển phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình kiến trúc đô thị, tôn giáo - tín ngưỡng, làm đồ mộc dân dụng và đóng thuyền, trong đó có cứ loại thuyền buôn đường xa, trọng tải lớn (ghe bầu). Địa danh Kim Bồng và nghề mộc địa phương đã được Lê Quý Đôn đề cập trong "Phủ biên tạp lục" vào thế kỷ 18. Từ trung tâm đô thị thương cảng ngoại thương này, với sự định cư của nhiều thương nhân nước ngoài đã giúp cho nghề mộc Kim Bồng, trên cơ sở truyền thống của người Việt, có sự kế thừa kỹ thuật đóng thuyền của người Chàm, đã tiếp thu kiến trúc dân dụng - tín ngưỡng và đồ dùng gia đình của người Hoa, Nhật.
Sự đóng góp của nghề mộc Kim Bồng đối với đô thi - thương cảng Hội An rất lớn. Nhiều thế hệ thợ mộc Kim Bồng không những đã để lại dấu vết tài nghệ tuyệt vời của mình ở các di tích Đô Thị cổ Hội An mà còn trong nhiều di tích khác ở Đà Nẵng, Huế và thành phố Sài Gòn... Sản phẩm dân dụng của nghề mộc Kim Bồng từ xưa đến nay không những có mặt ở nhiều nơi trong nước mà còn vượt đại dương theo thuyền buôn có mặt ở các nước xa xôi. Nhưng trước hết, rõ nhất, đầy đủ nhất khu phố cổ Hội An vẫn là tấm gương soi phản ánh bề dày và chiều sâu của nghề mộc Kim Bồng Hội An. Hiện nay, khu phố cổ Hội An là quần thể kiến trúc cổ mà đơn vị cấu thành là bởi các ngôi nhà cổ có niên đại xây dựng cách đây từ hơn trăm năm đến hơn ba trăm năm. Phố hẹp, ít cây cao rợp bóng, mà chen nhà như sâu nặng nghĩa anh. Sử sách xưa không có những chỉ dẫn để lần về tác giả thi công nó. Mặc dù nhà nước phong kiến xưa kia đã ban tước cửu phẩm, bát phẩm, đội trưởng mộc tượng cho khá nhiều thợ mộc Kim Bồng, nhưng ai ai ở xứ Quảng cũng đều nhắc đến phần đóng góp của các hiệp thợ Kim Bồng gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Hội An. Vẻ đẹp cổ kính của phố cổ Hội An là vẻ đẹp kiến trúc. Nhưng trước hết kiến trúc cổ Hội An đẹp vì được đặt trên một nền nghệ thuật trang trí, chạm khắc gỗ hài hòa và điêu luyện. Kiến trúc và nghệ thuật hài hòa như hình với bóng. Cái đẹp giữa kiến trúc điêu khắc cổ Hội An được bảo lưu và giữ gìn bởi quy mô, chất liệu tác thành. Vì kiến trúc nhẹ nên giữ được nghệ thuật bền và bằng những loại gỗ tốt lâu ngày lên nước mầu nâu sẫm như phủ một lớp Pêtin bảo vệ diệu kỳ cho tác phẩm. Nghệ thuật trang trí nội thất đã tổng hợp được giữa điêu khắc, chạm trổ, và kiến trúc một cách nhuần nhuyễn người xem không thể phân định đâu là điêu khắc, đâu là kiến trúc. Vị trí các công trình được đạt đúng chỗ vừa không rườm rà, vừa không gượng ép. Từ đổ ngang, xà dọc, tường giả dầu hồi, vỏ cua, hàng cột đều có những hình chạm trổ tinh vi điêu luyện.
Thời gian đã nhuộm cho chất liệu gỗ một màu nâu óng ả, với nhiều sắc độ, chập chờn trong không gian sáng tối, tạo ra không khí sang trọng mà kỳ diệu, đưa tâm hồn con người về với thế giới nghệ thuật một cách tự nhiên không sắp đặt và giả tạo. Đề tài, nội dung các họa tiết và những tác phẩm nghệ thuật nhìn chung vẫn là những đề tài quen thuộc mà chúng ta thường gặp, đáp ứng nhu cầu tâm lý của một xã hội chịu sự tác động của triết học phương đông cổ như: Bát bửu, bát tiên, tứ quý, tứ linh, tứ bình, tam đa... và những tích cá hóa rồng, lý ngư vọng nguyệt, tam dương khai thái, ngũ phước lâm môn...được thể hiện qua các kỹ thuật chạm nổi, chạm lộng, chạm thủng... Một vấn đề lý thú ở đây là chúng ta bắt gặp sự giao duyên giữa thơ và họa bằng nghệ thuật khảm xà cừ, khảm ốc trên những câu liễn treo ở cột, những bức hoành phi treo ở giữa nhà. Bài thơ là bức họa vô hình và bức họa là bài thơ cụ thể, sắp xếp tạo thành một bố cục hoàn chỉnh được biểu hiện bằng chất liệu xà cừ, vỏ ốc lóng lánh, nhiều mầu trên một nền gỗ bóng loáng. Dụng cụ, tiện nghi sinh hoạt gia đình như tủ chè, sập gụ trường kỷ, bộ đồ trà đến những bức phù điêu tượng gỗ... được tạo dáng và chạm trổ công phu, được sắp xếp, bày biện tạo ra môi trường sống với trình độ, và ý thức thẩm mỹ cao,đậm đà tính dân tộc. Khó có thể nói hết về nghề mộc kiến trúc - chạm khắc gỗ của Kim Bồng với cái riêng, các đặc thù truyền thống. Khó có thể kể hết những gì mà các hiệp thợ Kim Bồng để lại cho địa phương. Nhưng hẳn rằng không ai quên được Kim Bồng bởi còn đó cả một quần thể kiến trúc cùng biết bao tác phẩm chạm khắc, phù điêu, tượng gỗ và các dụng cụ, tiện nghi sinh hoạt gia đình ở khu phố cổ Hội An do những bàn tay tuyệt vời của nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từ bao đời nay tạo tác.
Ngày nay, trên đất Kim bồng đã có danh hiệu nghệ nhân cho một số thợ mộc lành nghề. Trong các xóm ngõ của gần 1000 nóc nhà làng mộc nổi tiếng này vẫn âm thầm diễn ra hoạt động chạm khắc gỗ, đóng đồ gỗ dân dụng, làm nhà... Đặc biệt ở đây, nghề đóng thuyền đi biển trọng tải 10 tấn đến 20 tấn cho khách hàng từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Bình Thuận khá phát triển. Bên cạnh đó, những hiệp thợ Kim Bồng còn tích cực góp phần trong công cuộc bảo vệ, trùng tu-tôn tạo di tích Đô thị cổ Hội An. Nhìn chung cũng như nhiều làng nghề truyền thống trong cả nước, làng nghề mộc Kim Bồng còn được bảo tồn, lưu truyền kỹ thuật và tiếp tục sản xuất nhưng vẫn nằm trong tình trạng hoạt động cung cấp sản phẩm trong phạm vi địa phương, chưa tìm lại được thị trường tiêu thụ lớn rộng nên chưa thể khai thác phát huy hết được tiềm năng, vốn quý sẵn có. Hy vọng trong tương lai với chính sách mở cửa và cơ chế thị trường, nghề mộc Kim Bồng sẽ đón nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng, các nhà doanh nghiệp và trong vòng tay ưu ái của bạn nghề cả nước để làng mộc Kim Bồng ở Hội An sớm được phục hưng và bảo tồn MỘT LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG nổi tiếng ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Nam nói riêng.
Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà nằm bên sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An 3 km về phía Tây (thuộc phường Thanh Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam). Gốm Thanh Hà - Hội An có nguồn gốc từ Thanh Hóa, được hình thành từ cuối Thế kỷ XV; tiếp thu những tinh hoa của xứ Quảng và đã phát triển rực rỡ vào Thế kỷ XVI, XVII cùng đô thị Hội An.
Gốm Thanh Hà từng là mặt hàng được mua bán trao đổi khắp các tỉnh miền Trung. Làng gốm Thanh Hà cùng với các làng nghề khác như làng mộc Kim Bồng, làng chiếu Cẩm Kim, làng rau Trà Quế… tạo thành một hệ thống vành đai làng nghề bao quanh khu phố cổ, gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế thương mại của đô thị và cảng thị Hội An.
Gốm Thanh Hà nguyên gốc có đặc điểm là gốm mộc, không phủ men; đây là một nét riêng, nét duyên của gốm Thanh Hà. Các sản phẩm truyền thống của Thanh Hà đa phần là để phục vụ đời sống như chum, vại, nồi niêu, bình, lọ… và gạch ngói sử dụng trong xây dựng. Về sau, khi đô thị Hội An suy thoái, không còn là thương cảng chính của miền trung nữa thì làng gốm Thanh Hà cũng bị ảnh hưởng, nghề gốm cũng mai một dần.
Trong xu hướng phục hồi để bảo tồn nghề truyền thống, phát triển du lịch, gốm Thanh Hà hướng tới các sản phẩm mỹ nghệ - lưu niệm. Cùng với các sản phẩm cũ như nồi, niêu, chén, bát, bình, hũ… những người làm gốm ở Thanh Hà sản xuất các loại tượng mỹ nghệ, phù điêu, con giống, đồ trang trí…
Hiện nay ở Thanh Hà có khoảng 20 hộ làm gốm nhưng thực ra chỉ có 4 hộ sản xuất có tính quy mô kinh doanh, có lò nung lớn; các hộ còn lại chỉ có lò nung nhỏ, cho ra đời các đồ gốm mỹ nghệ lưu niệm rất nhỏ như các con giống đồ chơi.
Dẫu đã có nhiều đổi thay, nhưng những gì còn lại ở làng gốm hơn 500 tuổi này vẫn là minh chứng sống động về một nghề thủ công đã từng có thời kỳ phát triển rực rỡ ở Hội An. Vẫn còn đó những bàn tay điêu luyện, tài hoa của những nghệ nhân gốm, vẫn còn đó cách thức sản xuất của thời xa xưa, và vẫn còn mãi nét duyên - mộc mạc của gốm Thanh Hà…
Gốm Thanh Hà từng là mặt hàng được mua bán trao đổi khắp các tỉnh miền Trung. Làng gốm Thanh Hà cùng với các làng nghề khác như làng mộc Kim Bồng, làng chiếu Cẩm Kim, làng rau Trà Quế… tạo thành một hệ thống vành đai làng nghề bao quanh khu phố cổ, gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế thương mại của đô thị và cảng thị Hội An.
Gốm Thanh Hà nguyên gốc có đặc điểm là gốm mộc, không phủ men; đây là một nét riêng, nét duyên của gốm Thanh Hà. Các sản phẩm truyền thống của Thanh Hà đa phần là để phục vụ đời sống như chum, vại, nồi niêu, bình, lọ… và gạch ngói sử dụng trong xây dựng. Về sau, khi đô thị Hội An suy thoái, không còn là thương cảng chính của miền trung nữa thì làng gốm Thanh Hà cũng bị ảnh hưởng, nghề gốm cũng mai một dần.
Trong xu hướng phục hồi để bảo tồn nghề truyền thống, phát triển du lịch, gốm Thanh Hà hướng tới các sản phẩm mỹ nghệ - lưu niệm. Cùng với các sản phẩm cũ như nồi, niêu, chén, bát, bình, hũ… những người làm gốm ở Thanh Hà sản xuất các loại tượng mỹ nghệ, phù điêu, con giống, đồ trang trí…
Hiện nay ở Thanh Hà có khoảng 20 hộ làm gốm nhưng thực ra chỉ có 4 hộ sản xuất có tính quy mô kinh doanh, có lò nung lớn; các hộ còn lại chỉ có lò nung nhỏ, cho ra đời các đồ gốm mỹ nghệ lưu niệm rất nhỏ như các con giống đồ chơi.
Dẫu đã có nhiều đổi thay, nhưng những gì còn lại ở làng gốm hơn 500 tuổi này vẫn là minh chứng sống động về một nghề thủ công đã từng có thời kỳ phát triển rực rỡ ở Hội An. Vẫn còn đó những bàn tay điêu luyện, tài hoa của những nghệ nhân gốm, vẫn còn đó cách thức sản xuất của thời xa xưa, và vẫn còn mãi nét duyên - mộc mạc của gốm Thanh Hà…
Nhà cổ Tấn Ký
Nằm Tại 101 Nguyễn Thái Học, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nhà cổ Tấn Ký không phải là một ngôi nhà cổ xưa nhất ở Hội An mà là ngôi nhà cổ có kiến trúc đặc trưng của loại nhà phố ở Hội An, được xây dựng cách đây gần 200 năm.
Đến nay chủ nhà vẫn giữ cách bày trí nội thất và sử dụng các vật dụng cổ kính có từ thời xưa. Nhiều vật chứng của thời kỳ thương mại phồn thịnh ngày xưa và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc Hoa - Nhật - Việt rất phổ biến trong giai đoạn sau thế kỷ 17 hiện vẫn được giữ gìn. Đây cũng là ngôi nhà cổ đầu tiên được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp bằng công nhận "Công trình Văn hoá" cùng hai di tích khác tại Hội An từ năm 1985.
Đến nay chủ nhà vẫn giữ cách bày trí nội thất và sử dụng các vật dụng cổ kính có từ thời xưa. Nhiều vật chứng của thời kỳ thương mại phồn thịnh ngày xưa và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc Hoa - Nhật - Việt rất phổ biến trong giai đoạn sau thế kỷ 17 hiện vẫn được giữ gìn. Đây cũng là ngôi nhà cổ đầu tiên được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp bằng công nhận "Công trình Văn hoá" cùng hai di tích khác tại Hội An từ năm 1985.
Cầu Nhật Bản (chùa Cầu)
Cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An - cầu “Lai Viễn”. Cầu được người Hội An quen gọi là chùa Cầu, một di tích quen thuộc đã trở thành biểu tượng của đô thị Hội An
Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17 nên người dân nơi đây vẫn thường gọi là cầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được xem như một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía bắc, nhô ra giữa cầu nên từ đó người dân địa phương gọi là chùa Cầu. Đây là công trình kiến trúc duy nhất được coi là có gốc tích Nhật Bản còn lại.
Nằm ở đoạn tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, chùa Cầu có kiểu kiến trúc thật đặc biệt mang đậm nét Việt, mái ngói âm dương phủ kín cây cầu bằng gỗ dài khoảng 18m. Trên cửa chính của ngôi chùa cổ kính này có một tấm biển lớn chạm nổi ba chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Đó là do vào năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu khi thăm Hội An thấy chùa Cầu đặc biệt nên đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa “bạn phương xa đến”. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp.
Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với bảy gian bằng gỗ. Mặt chính của chùa hướng ra bờ sông Hoài thơ mộng. Chùa và cầu đều làm bằng gỗ, sơn son và chạm trổ nhiều họa tiết rất công phu, hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái, thờ tự từ xa xưa (cũng có thể xuất phát từ ý nghĩ cây cầu xây từ năm thân đến năm tuất mới hoàn thành).
Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Cùng với chức năng điều tiết giao thông, thuận tiện cho việc đi lại của người dân trong khu phố cổ, chùa Cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai. Chùa Cầu đã trải qua ít nhất sáu lần trùng tu song vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy của nó. Hình ảnh chùa Cầu có trên tờ tiền 20.000 đồng bằng polymer của Việt Nam.
Hội quán Triều Châu
Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17 nên người dân nơi đây vẫn thường gọi là cầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được xem như một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía bắc, nhô ra giữa cầu nên từ đó người dân địa phương gọi là chùa Cầu. Đây là công trình kiến trúc duy nhất được coi là có gốc tích Nhật Bản còn lại.
Nằm ở đoạn tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, chùa Cầu có kiểu kiến trúc thật đặc biệt mang đậm nét Việt, mái ngói âm dương phủ kín cây cầu bằng gỗ dài khoảng 18m. Trên cửa chính của ngôi chùa cổ kính này có một tấm biển lớn chạm nổi ba chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Đó là do vào năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu khi thăm Hội An thấy chùa Cầu đặc biệt nên đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa “bạn phương xa đến”. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp.
Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với bảy gian bằng gỗ. Mặt chính của chùa hướng ra bờ sông Hoài thơ mộng. Chùa và cầu đều làm bằng gỗ, sơn son và chạm trổ nhiều họa tiết rất công phu, hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái, thờ tự từ xa xưa (cũng có thể xuất phát từ ý nghĩ cây cầu xây từ năm thân đến năm tuất mới hoàn thành).
Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Cùng với chức năng điều tiết giao thông, thuận tiện cho việc đi lại của người dân trong khu phố cổ, chùa Cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai. Chùa Cầu đã trải qua ít nhất sáu lần trùng tu song vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy của nó. Hình ảnh chùa Cầu có trên tờ tiền 20.000 đồng bằng polymer của Việt Nam.
Hội quán Triều Châu
Hội quán Triều Châu là một hội quán lớn ở Hội An không kém Hội quán Phúc Kiến. Tuy vậy do nằm ở số 157 đường Nguyễn Duy Hiệu, thành phố Hội An, một vị trí không thuộc khu vực trục đường chính của phố cổ Hội An nên Hội quán Triều Châu không nổi tiếng bằng, mang dáng vẻ trầm lắng, lặng lẽ theo thời gian và ít được tham quan hơn so với Hội quán Phúc Kiến.
Hội quán Triều Châu được Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng riêng của người Triều Châu ở Hội An. Hội quán thờ các vị thần chế ngự sóng gió, qua đó cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm, xuôi gió. Hội quán là một công trình kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những họa tiết, trang trí bằng gỗ theo các truyền thuyết dân gian và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
Hội quán Quảng Đông
Nằm tại Số 17 đường Trần Phú, Hội An. Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền.
Nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hiện nay hội quán còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ như: 4 bức hoành phi lớn, 1 lư trầm lớn bằng đồng cao 1,6m rộng 0,6m, 1 cặp đôn sứ men ngọc Trung Quốc... Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15/1 âm lịch) và vía Quan Công (24/6 âm lịch), hội quán lại tổ chức lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia.
Nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hiện nay hội quán còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ như: 4 bức hoành phi lớn, 1 lư trầm lớn bằng đồng cao 1,6m rộng 0,6m, 1 cặp đôn sứ men ngọc Trung Quốc... Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15/1 âm lịch) và vía Quan Công (24/6 âm lịch), hội quán lại tổ chức lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia.
Cù Lao Chàm
là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.
Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây - phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam - Ấn (Autronesian) "Pulau Champa". Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh,Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.
Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ. Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007. Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).
Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây - phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam - Ấn (Autronesian) "Pulau Champa". Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh,Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.
Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ. Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007. Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).
Khu phố cổ Hội An
Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố Cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Hiện nay chính quyền sở tại đang tích cực khôi phục các di tích, đồng thời phát triển thành một thành phố du lịch. Hội An đã đươc công nhận là đô thị loại III và đã được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam.
Khu phố cổ Hội An là mẫu hình tồn tiêu biểu về một cảng thị truyền thống Đông Nam Á trong giai đoạn thế kỷ 15 - 16. Cảng thị này có mầm mống sơ khai từ trước Công nguyên với nền văn hoá Sa Huỳnh được tiếp tục phát triển dưới thời Chăm (thế kỷ 2 sau CN - thế kỷ 15) và cực thịnh trong thời Đại Việt, Đại Nam (thế kỷ 15 - thế kỷ 19). Bên cạnh các di tích, di chỉ khảo cổ có niên đại trên 2000 - 3000 năm là một số lượng lớn di tích kiến trúc, chủ yếu làm bằng gỗ, có niên đại phổ biến từ thế kỷ 17 - 19.
Năm 1999, đã có 1360 di tích, danh thắng với nhiều loại hình được thống kê. Đó là những đình, chùa, lăng, miếu, mộ, cầu, giếng, nhà thờ tộc, thánh thất, hội quán, nhà ở ... phân bố theo những trục đường truyền thống nhỏ hẹp, vừa mang đậm sắc thái địa phương Việt Nam, vừa thể hiện rõ sự giao lưu hội nhập văn hoá mạnh mẽ với các nước phương Đông và phương Tây.
Liên tục trong nhiều thế kỷ, những giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân Hội An cùng với phong tục tập quán, các sinh hoạt, vui chơi, giải trí, cũng như các món ăn xưa vẫn được giữ gìn, và phát huy tương đối tốt.
Hội An có 7 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch và 01 ngư trường khá rộng với nguồn hải sản khá dồi dào, có đảo Cù Lao Chàm (rộng 1.591 ha) với nguồn đặc sản Yến Sào nổi tiếng, đồng thời là nơi rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái (Biển - Đảo).
Khu phố cổ Hội An là mẫu hình tồn tiêu biểu về một cảng thị truyền thống Đông Nam Á trong giai đoạn thế kỷ 15 - 16. Cảng thị này có mầm mống sơ khai từ trước Công nguyên với nền văn hoá Sa Huỳnh được tiếp tục phát triển dưới thời Chăm (thế kỷ 2 sau CN - thế kỷ 15) và cực thịnh trong thời Đại Việt, Đại Nam (thế kỷ 15 - thế kỷ 19). Bên cạnh các di tích, di chỉ khảo cổ có niên đại trên 2000 - 3000 năm là một số lượng lớn di tích kiến trúc, chủ yếu làm bằng gỗ, có niên đại phổ biến từ thế kỷ 17 - 19.
Năm 1999, đã có 1360 di tích, danh thắng với nhiều loại hình được thống kê. Đó là những đình, chùa, lăng, miếu, mộ, cầu, giếng, nhà thờ tộc, thánh thất, hội quán, nhà ở ... phân bố theo những trục đường truyền thống nhỏ hẹp, vừa mang đậm sắc thái địa phương Việt Nam, vừa thể hiện rõ sự giao lưu hội nhập văn hoá mạnh mẽ với các nước phương Đông và phương Tây.
Liên tục trong nhiều thế kỷ, những giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân Hội An cùng với phong tục tập quán, các sinh hoạt, vui chơi, giải trí, cũng như các món ăn xưa vẫn được giữ gìn, và phát huy tương đối tốt.
Hội An có 7 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch và 01 ngư trường khá rộng với nguồn hải sản khá dồi dào, có đảo Cù Lao Chàm (rộng 1.591 ha) với nguồn đặc sản Yến Sào nổi tiếng, đồng thời là nơi rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái (Biển - Đảo).
Nhà cổ Đức An
Nhắc đến Hội An là nói đến một thương cảng phồn thịnh của các thế kỉ 16, 17 xưa kia hay những ngôi nhà cổ mái ngói phong rêu, những con đường nhỏ nhắn vẫn từng ngày in dấu thời gian.
Mở cánh cửa, bước chân vào nhà cổ Đức An - một ngôi nhà đã 180 năm tuổi mà ở đó những nét cổ kính, trầm mặc vẫn đang hiện hữu trên từng đồ vật rất đỗi giản dị của gia đình, người ta cảm nhận rõ hơn cái sự trôi chậm của thời gian. Từ những đồ vật rất đỗi giản dị trong ngôi nhà như chiếc đèn dầu, chiếc giá để bút... đến những bộ bàn ghế, bộ tranh tứ bình cũng đã ngót nghét hàng trăm năm.
Ông Phan Ngọc Trâm, người chủ của ngôi nhà cho biết, gia đình ông đã có 6 đời sinh sống trong ngôi nhà cổ này. Dù năm nào ở đây cũng có lũ và đã trải qua vài lần trùng tu nhưng nhà cổ Đức An vẫn giữ được gần như nguyên vẹn những giá trị văn hóa mà ông cha để lại.
Du khách hẳn sẽ mất nhiều thời gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, tĩnh lặng của những mái ngói rêu phong; hưởng thụ cái thư thái trong từng nét kiến trúc Việt đang hiện diện ở đây. Cùng với những nét trầm mặc ấy, nhà cổ Đức An còn là nơi ghi dấu quá trình hoạt động của Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Hội An cũng như tỉnh Quảng Nam và gắn liền với người chiến sĩ cách mạng Cao Hồng Lãnh. Cũng bởi sự mê hoặc về không gian và những ý nghĩa lịch sử ấy mà mỗi ngày nhà cổ Đức An đã đón tiếp hàng trăm du khách đến thăm quan.
Một du khách Pháp chia sẻ: “Mặc dù lần thứ 2 đến với Hội An và thăm ngôi nhà này nhưng tôi thực sự ngưỡng mộ về tài xây dựng của các kiến trúc sư ngày xưa. Tôi không biết dùng từ nào nữa khi nói về vẻ đẹp của ngôi nhà”.
Đến với những ngôi nhà cổ ở Hội An, nhiều du khách cho rằng, dường như họ đang được sống với dĩ vãng mà tưởng chừng như những phiền toái của cuộc sống hiện tại chưa từng hiện hữu. Dù vòng quay Xuân Hạ Thu Đông cứ đều đặn chuyển động từ năm này qua năm khác, thì những nếp nhà xưa vẫn còn đó, như một “nhân chứng sống” của lịch sử.
Trong mỗi nếp nhà ấy, đang chứa đựng rất nhiều giá trị văn hóa độc đáo và cũng đang có rất nhiều câu chuyện của thời gian.
Mở cánh cửa, bước chân vào nhà cổ Đức An - một ngôi nhà đã 180 năm tuổi mà ở đó những nét cổ kính, trầm mặc vẫn đang hiện hữu trên từng đồ vật rất đỗi giản dị của gia đình, người ta cảm nhận rõ hơn cái sự trôi chậm của thời gian. Từ những đồ vật rất đỗi giản dị trong ngôi nhà như chiếc đèn dầu, chiếc giá để bút... đến những bộ bàn ghế, bộ tranh tứ bình cũng đã ngót nghét hàng trăm năm.
Ông Phan Ngọc Trâm, người chủ của ngôi nhà cho biết, gia đình ông đã có 6 đời sinh sống trong ngôi nhà cổ này. Dù năm nào ở đây cũng có lũ và đã trải qua vài lần trùng tu nhưng nhà cổ Đức An vẫn giữ được gần như nguyên vẹn những giá trị văn hóa mà ông cha để lại.
Du khách hẳn sẽ mất nhiều thời gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, tĩnh lặng của những mái ngói rêu phong; hưởng thụ cái thư thái trong từng nét kiến trúc Việt đang hiện diện ở đây. Cùng với những nét trầm mặc ấy, nhà cổ Đức An còn là nơi ghi dấu quá trình hoạt động của Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Hội An cũng như tỉnh Quảng Nam và gắn liền với người chiến sĩ cách mạng Cao Hồng Lãnh. Cũng bởi sự mê hoặc về không gian và những ý nghĩa lịch sử ấy mà mỗi ngày nhà cổ Đức An đã đón tiếp hàng trăm du khách đến thăm quan.
Một du khách Pháp chia sẻ: “Mặc dù lần thứ 2 đến với Hội An và thăm ngôi nhà này nhưng tôi thực sự ngưỡng mộ về tài xây dựng của các kiến trúc sư ngày xưa. Tôi không biết dùng từ nào nữa khi nói về vẻ đẹp của ngôi nhà”.
Đến với những ngôi nhà cổ ở Hội An, nhiều du khách cho rằng, dường như họ đang được sống với dĩ vãng mà tưởng chừng như những phiền toái của cuộc sống hiện tại chưa từng hiện hữu. Dù vòng quay Xuân Hạ Thu Đông cứ đều đặn chuyển động từ năm này qua năm khác, thì những nếp nhà xưa vẫn còn đó, như một “nhân chứng sống” của lịch sử.
Trong mỗi nếp nhà ấy, đang chứa đựng rất nhiều giá trị văn hóa độc đáo và cũng đang có rất nhiều câu chuyện của thời gian.
Nguồn tin: vannientravle
0 nhận xét:
Đăng nhận xét