Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014


Mộc Kim BồngMộc Kim Bồng

Lâu nay, mộc Kim Bồng đã trở thành thương hiệu của Hội An, đi vào trong tâm thức của nhiều người dân phố cổ.

Làng mộc Kim Bồng bắt đầu hình thành từ thế kỷ XV bởi những người Việt đầu tiên ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh vào khai khẩn vùng đất Cẩm Kim – Hội An thời bấy giờ. Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII nghề mộc Kim Bồng bắt đầu phát triển nhờ sự phồn thịnh của thương cảng Hội An. Đến thế kỷ XVIII, nghề mộc Kim Bồng đã phát triển mạnh mẽ và thịnh đạt thành làng nghề với ba nhóm nghề rõ rệt: nghề mộc xây dựng các công trình kiến trúc đô thị, nghề mộc dân dụng và nghề đóng tàu thuyền mộc.
langmoc1
Địa danh làng mộc Kim Bồng đã được Lê Quý Đôn đề cập trong Phủ Biên Tạp Lục viết vào thế kỷ XVIII. Với danh tiếng của mình, nhiều hiệp thợ Kim Bồng được vua các triều Nguyễn triệu tập tham gia xây dựng kinh đô Huế. Trong số đó, nhiều người đã được ban tước Cửu Phẩm, Bát Phẩm, đổi trưởng mộc tượng. Riêng với đô thị cổ Hội An, bàn tay tài hoa của người thợ Kim Bồng đã góp phần tạo nên những công trình kiến trúc.
langmoc2
Tới cuối thế kỷ 16, thế kỷ 17, cùng với Hội An, nghề mộc Kim Bồng phát triển rực rỡ và có đóng góp to lớn trong sự phát triển của cảng thị này với các công việc đóng tàu thuyền, dựng nhà, làm đồ mộc dân dụng, đồ thủ công mỹ nghệ.

Rất nhiều kiến trúc nhà cửa, chùa quán... ở khu phố cổ Hội An in dấu bàn tay thợ mộc Kim Bồng. Những kiến trúc này đẹp, đặc sắc bởi nét chạm trổ tinh xảo, tài hoa của thợ Kim Bồng. Thợ Kim Bồng cũng tự hào được các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và sau là triều đình nhà Nguyễn vời ra Kinh đô để xây dựng các công trình.
Do hoàn cảnh lịch sử, chiến tranh, làng mộc Kim Bồng vang bóng đã có thời gian dài “ngủ yên” và có nguy cơ thất truyền. Rất may mắn, nhờ sự quan tâm kịp thời của chính quyền địa phương và tâm huyết của một số ít nghệ nhân làng, nghề mộc Kim Bồng đã “thức dậy”, hồi sinh và dần phát triển cùng với việc vinh danh di sản của phố cổ Hội An. 
 
 
Hiện nay, cơ cấu làm nghề cũng đã có nhiều thay đổi. Thay vì những công việc chính của ngày xưa là đóng tàu thuyền, dựng nhà; thì bây giờ nghề mộc ở Kim Bồng đa phần sản xuất hàng mỹ nghệ phục vụ du lịch. Nhưng vẫn còn đó tinh hoa của một làng nghề...
langmoc3
Nguồn tin: Tổng hợp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Giới thiệu bản thân

Popular Posts

Recent Posts

Text Widget