Tại Hội An ngày nay, các bạn có thể tìm lại được những vết tích của nhiều dân tộc và nền văn minh khác nhau đã giao thoa ở miền đất miền Trung này. Đến thăm Hội An ngày nay, các bạn sẽ được may mắn tìm lại được vết tích các nền văn minh xưa cũ của Nhật, và Trung Quốc. Chùa Cầu là một di tích của Nhật. Hội quán Phúc Kiến là một di tích đặc thù Trung Quốc.
Hội quán Phúc Kiến nằm ở vị trí 46 Trần Phú, được xây dựng từ năm 1690, do nhóm người Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống và tạo dựng. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng một tác phẩm kiến trúc tuyệt vời được chạm trổ rất tinh xảo và đây cũng là một di tích có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử.
Sử Trung Hoa kể rằng, vào thế kỷ XVII, năm 1649, ở Trung Quốc, nhà Thanh diệt nhà Minh, lập ra triều Mãn Thanh. Các tướng lĩnh triều Minh không thuần phục, nỗi dậy phản Thanh phục Minh và đã bị thất bại. Nhiều người trong số họ đã đưa gia đình lên tàu vượt biển đến xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Hội An. Họ đã xin Chúa Nguyễn cho phép định cư ở Hội An, và thành lập ở đây làng Minh Hương, đó là những người dến từ 5 bang chính: Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Haka hay còn gọi là Hẹ. Vì người Hoa cũng như người Việt sống mang tính cộng đồng rất cao, để có thể đoàn kết cùng nhau buôn bán, tương trợ lẫn nhau khi hoạn nạn mỗi bang đã lập nên cho mình một hội quán. Hội quán Phúc Kiến nỗi tiếng bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không gian rộng lớn, kiến trúc đặc sắc kiểu Trung Hoa và sự linh thiêng của nó.
Hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên và là nơi họp đồng hương và giúp dỡ lẫn nhau của người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu tại Hội An được xây dựng vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp của Hoa Kiều bang Hội Quán Phúc Kiến càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô diểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.
Trước kia nó được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ nhưng đến năm 1757 Hội Quán này được xây dựng lại bằng gạch và mái ngói như bây giờ . So với các Hội Quán khác ở Hội An như Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam ……Phúc Kiến có không gian rộng và sâu nhất, với lối kiến trúc xưa với kiểu ” Nội công ngoại quốc”, và bộ vì kèo tiền điện theo kiểu “Chồng rường giả thủ”, cùng với nhiều bức chạm lộng, chạm nổi hoa lá, điểu thú rất sinh động. .
Hội quán được công nhận là di tích loại 1 vào ngày 19/3/1985 Đến tham quan di tích này, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình nguy nga tráng lệ, vừa tinh xảo, vừa sâu lắng. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” kéo dài từ đường Trần Phú tới đường Phan Chu Trinh (sâu 120m) theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh– hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu diện. bước vào bên trong du khách có thể nhìn thấy hồ cá hình hoa mai với hòn nam bộ hình tượng cá chép hóa rồng. tiếp đến là cổng tam qua với các đường nét kiến trúc vô cùng độc đáo, sau đó là sân trước với rất nhiều chậu hoa cây cảnh, nơi đây có ba hồ cá xếp theo hàng ngang, 2 hồ hình chữ nhật đối xứng nhau qua hồ cá hình tròn đặt chính giữa sân, hồ cá phía bên trái có hòn nam bộ là mô hình Vạn Lý Trường Thành,là biểu tượng của đất nước
Trung Hoa.Chính điện là nơi thờ Thiên hậu Thánh Mẫu (nữ thần cứu người đi biển gặp nạn), Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, ba Bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi, mô hình chiếc thuyền lớn và nhiều hiện vật có giá trị khác. Bên cạnh đó, thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán đã góp phần thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
Hội quán Phước Kiến là một di tích tôn giáo tín ngưỡng của phố cổ Hội An Người dân và du khách đến với hội quán để thắp hương cầu sức khỏe, tài lộc và người ta tương truyền rằng nơi này rất linh thiêng, Hội Quán còn là nơi để cho ngững người hiếm muộn về đường con cái đến đây cầu tự,….
Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại Hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.Hãy đến với Hội quán để biết và cảm nhận về Hội Quán được xem là đẹp nhất tại phố cổ Hội An.
Nguồn tin: Tổng hợp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét