Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014


Lồng đèn Hội An: Nghề chơi cũng lắm công phuLồng đèn Hội An: Nghề chơi cũng lắm công phu

Đèn lồng Hội An rất đa dạng về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng phong phú với đủ loại hình tròn, bát giác, hình trái bí, củ tỏi, hình rồng, hình con cá… Tùy theo từng chất liệu bên ngoài đèn lồng có nhiều màu sắc. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, màu vàng tươi vui, ấm áp…

Dù thời gian trôi qua, đèn lồng Hội An vẫn không thay đổi nhiều. Nhiều đèn lồng cổ xưa vẫn còn được giữ lại trong những ngôi nhà cổ nằm sát bờ sông Hoài. Những chiếc đèn lồng này đều được chế tác từ những loại gỗ quý thiết kế theo hình vuông hoặc lục lăng và chạm khắc rất cầu kỳ. Ở Hội An có khoảng 40 cơ sở làm và bán đèn lồng và chúng còn được xuất khẩu ra châu Âu, châu Mỹ, Nhật...
Để làm ra một chiếc đèn lồng hoàn hảo, nghệ nhân thường dùng nguyên liệu chính là tre và vải lụa. Tre dùng để tạo khung lồng đèn là loại tre già được ngâm kỹ bằng nước muối từ 10-15 ngày để chống mối mọt. Sau đó, tre được phơi khô, chẻ ra và vót mỏng thành từng nan tùy theo kích cỡ từng loại đèn.
Nan được gắn vào 2 vòng gỗ ở 2 đầu rồi cố định bằng các sợi dây dù. Cuối cùng người thợ sẽ dùng tay chỉnh sửa để có một khung đèn cân xứng.
Vải bọc đèn thường là vải lụa tơ tằm, có độ dai để khi căng ra không bị rách. Khi căng vải đòi hỏi người thợ phải khéo léo để căng thẳng góc ở những đoạn cong.
Dán vải xong, người thợ sẽ dùng kéo cắt tỉa, sau đó dùng chuôi gắn vào khung đèn. Chuôi đèn được làm bằng sợi tơ nhân tạo gắn với một viên bi gỗ. Cuối cùng, chiếc lồng đèn đã được hoàn thiện.
Nguồn tin: baomoi.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Giới thiệu bản thân

Popular Posts

Recent Posts

Text Widget