Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014


ông Trung-VH Hội Anông Trung-VH Hội An

Qua 15 năm được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (4/12/1999-4/12/2014), đô thị cổ Hội An có thêm nhiều sự quan tâm để bảo tồn và phát huy. Nhờ đó, đến nay Khu đô thị cổ này đã có những thay đổi tích cực, đảm bảo nguyên tắc theo Công ước quốc tế về bảo tồn di sản, đồng thời đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng để bảo tồn, phát huy Di sản Hội An

Nói về những chuyển biến tích cực từ phố cổ Hội An sau 15 năm trở thành Di sản Văn hóa Thế giới, ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản Hội An cho rằng: Điều đáng mừng, phấn khởi đáng ghi nhận đầu tiên đó là nhận thức của cả cộng đồng được nâng cao. Hầu như ở Hội An hôm nay, từ một cán bộ, công chức, viên chức đến từng người dân Hội An, cả hệ thống chính trị đến các ngành, các cấp chính quyền, Mặt trận, các hội và các đoàn thể đều nhận rõ về trách nhiệm, ý thức phải giữ gìn, phát huy di sản văn hóa, di sản thiên nhiên để làm kinh tế du lịch, đem lại lợi ích cho cả cộng đồng. 

 Theo ông Nguyễn Chí Trung, Cù Lao Chàm- Khu dự trữ sinh quyển thế giới  ở cạnh Hội An sẽ là những điểm dừng chân lý thú của du khách khi đến với Hội An.

Cũng theo ông Trung, từ năm 1999 đến nay, cảnh quan từ đô thị đến nông thôn ngày càng có nhiều thay đổi khang trang, sạch đẹp hơn. Đặc biệt, Khu phố cổ, di tích, làng quê, làng nghề ngày càng được thay đổi trở lại với nguyên gốc, đảm bảo nguyên tắc bảo tồn, vững trãi hơn, cổ kính hơn. Có được sự thay đổi này chính là nhờ các cấp chính quyền, từng nhà, thường xuyên quan tâm đầu tư tu bổ, sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị, nông thôn, di tích với tổng kinh phí 104 tỷ đồng. TP Hội An cũng hỗ trợ tu bổ với kinh phí 12 tỷ đồng cho hơn 100 trường hợp di tích thuộc sở hữu tư nhân, tập thể…

Đặc biệt, việc thực hiện thành công dự án “Đầu tư tu bổ khẩn cấp các di tích có nguy cơ sụp đổ trong Khu phố cổ” từ năm 2005 đến nay cho gần 100 di tích – nhà ở, quần thể kiến trúc Khu phố cổ Hội An đã vượt qua được giai đoạn nguy cơ khẩn cấp về sự sụp đổ, mất di tích và liên quan đến tính mạng con người.
Bên cạnh đó, Hội An cũng đã đầu tư nghiên cứu, xuất bản gần 30 đầu sách về lịch sử, khảo cổ, về văn hóa ẩm thực, lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghề truyền thống Hội An; tạo ra được hàng loạt các sản phẩm du lịch độc đáo như đêm phố cổ, phố đi bộ, phố không có tiếng động cơ xe máy, gắn với nhiều lễ lệ, lễ hội, hoạt động giao lưu văn hóa truyền thống với các nước như Hồng Kông – Trung Quốc, ý, Thái Lan, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc...làm cho hình ảnh Hội An ngày càng lan tỏa khắp nơi trên thế giới, thêm hấp dẫn, độc đáo thu hút đông đảo du khách tham quan, hưởng thụ. 

Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Theo số liệu thống kê của ngành Du lịch TP Hội An, lượng du khách đến Hội An ngày một tăng nhanh. Nếu trong năm 1999 chỉ có 160.000 lượt khách tham quan đô thị cổ Hội An thì đến nay, con số này đã lên đến hơn 1,5 triệu lượt khách.

Cùng với đó, ở Hội An hiện nay, người dân từ vùng trung tâm phố cổ đến các thôn quê đều biết tham gia làm kinh tế, đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ cho du lịch. Qua đó đã góp phần đưa du lịch, thương mại trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm trên 68% GDP của TP. Nhời vậy, đời sống kinh tế và mức hưởng thụ đời sống văn hóa, tinh thần, phúc lợi xã hội của cộng đồng nhân dân Hội An không ngừng thay đổi theo hướng ngày càng cao hơn. Trong đó, riêng về thu nhập, đến nay bình quân đầu người tại địa phương là từ 417 USD năm 2.000 tăng lên 1.558 USD/người/năm 2013. Bộ mặt đô thị, nông thôn ngày càng khang trang, khởi sắc theo hướng xanh, sạch, đẹp. Đây là cơ sở, động lực và nền tảng để chính quyền và nhân dân TP Hội An xây dựng thành phố sinh thái – văn hóa – du lịch trong thời gian tới.
 
 
 Diễn biến bất thường của thời tiết là yếu tố tác động tiêu cực  đến việc bảo tồn, giù giữ phố cổ Hội An

Ngoài ra, thông qua Di sản Văn hóa Hội An và với những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân TP, thương hiệu du lịch Hội An ngày càng được khẳng định. Tại Hội An, ngoài đô thị cổ, hiện nay TP đã xây dựng thêm nhiều điểm đến hấp dẫn cho du khách. Khi đến với Hội An, du khách thực sự có những trải nghiệm và không gian độc đáo: Từ phố cổ- Di sản Văn hóa Thế giới đến những khi nghĩ đưỡng sinh thái ven sông, ven biển; có khu sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm và nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian được TP khơi dậy hàng chục năm qua. Đây thật sự là những điểm đến bổ sung, hỗ trợ để Di sản Văn hóa Thế giới thêm hấp dẫn, trở thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội và góp phần đắc lực vào sự phát triển ngành kinh tế du lịch - dịch vụ Hội An. Từ đó, ngoài tạo điều kiện cho người dân Hội An nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống như đã kể mà một vấn đề lớn khác rất quan trọng, đó là Hội An có thêm nguồn thu để bảo tồn, tu bổ và phát huy di tích.
 
Tuy vậy, hiện Hội An vẫn còn không ít nguy cơ, thách thức trong việc gìn giữ và phát huy di sản, đặc biệt là các nguy cơ do biến đổi khí hậu, cháy, áp lực của vấn đề dân số…đang ngày càng hiện hữu. Chính điều này đã tạo ra rất nhiều lo lắng và trăn trở cho các cấp lãnh đạo và ngành chức năng tại TP Hội An nói riêng, tỉnh Quảng Nam và cả nước nói chung.
 
“Song với nhận thức, ý thức giữ gìn và phát huy di sản đã nâng cao. Cùng với đó, kỷ niệm 15 năm ngày UNESCO công nhận Hội An là Di sản Văn hóa Thế giới sẽ là cơ hội để mọi cấp, mọi ngành và mọi người nhìn lại chặng đường đã qua và tiếp tục hướng đến mục tiêu bảo tồn, phát huy tốt hơn nữa Di sản Văn hóa Thế giới này trong thời gian sắp tới”- ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản Hội An kỳ vọng.
 
Nguồn tin: Dangcongsan.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Giới thiệu bản thân

Popular Posts

Recent Posts

Text Widget