Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014


Dệt vảiDệt vải

Đến làng lụa Hội An, bước đi trong không gian làng quê thanh bình yên ả, được xem cận cảnh quy trình ươm tơ dệt lụa của người Hội An thực sự là một trải nghiệm khó quên.

Những nười phụ nữ Chăm dệt vải trên những khung lụa đặc trưng theo từng vùng miền 
Làng lụa Hội An với không gian bảo tồn tơ lụa đang là điểm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước đến Hội An (Quảng Nam) lựa chọn.
Tại ngôi làng này có gian thờ Bà chúa tằm tang Đoàn Thị Ngọc – Đoàn Quý phi (1601-1661), bà tổ của nghề tơ tằm xứ Quảng. Hai bên gian thờ là không gian trưng bày các mẫu trang phục lụa của các dân tộc Việt Nam, phong cách thời trang lụa qua các thời kỳ.
Đặc biệt, trong không gian làng lụa Hội An còn lưu giữ hơn 40 gốc dâu hàng trăm năm tuổi và nhiều giống dâu được trồng ở mọi miền đất nước.
Thú vị hơn cả vẫn là hình ảnh những chú tằm nhả tơ, tạo kén trên những cành dâu, giữa khí trời. Đây cũng là phương pháp tạo kén tự nhiên của người Chăm. Kén vàng từ những con tằm được nuôi bằng phương pháp tự nhiên này cho ra loại tơ chất lượng, với mỗi kén tơ dài cả nghìn mét.

Làng lụa Hội An tái hiện không gian làng quê xứ Quảng
Không gian trưng bày các mẫu trang phục lụa của các dân tộc Việt Nam, phong cách thời trang lụa qua các thời kỳ
Nhân viên làng lụa giới thiệu đặc điểm phân biệt từng loại dâu Việt và dâu lai...
Du khách nước ngoài, nhất là trẻ nhỏ thường rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những kén tằm vàng vắt vẻo trên những cành dâu

Cả kén tằm vàng lẫn tằm trắng đều được lấy tơ theo kiểu thủ công truyền thống của người Chăm. Kén tằm sẽ được nấu trong một chiếc nồi đồng với độ nóng ổn định. Nồi được đun nóng bằng bếp được làm từ bùn trộn rơm
Những sợi tơ sau khi được nấu kỹ trong khoảng 15 - 20 giờ đồng hồ cho mềm ra, dẻo dai, bền chặt để phục vụ quá trình dệt lụa
Sợi tơ được kéo thành guồng. Độ bền của lụa phụ thuộc vào số lượng kén se tại thành một sợi tơ
Những cuộn tơ vàng óng vừa được lấy ra khỏi guồng
Nơi trưng bày các loại lụa do những nghệ nhân làng lụa dệt thủ công và các sản phẩm lụa ở nhiều vùng miền của Việt Nam
 Bên cạnh đó, các sản phẩm làm từ lụa cũng được giới thiệu, bày bán
Sau gần 1 giờ đồng hồ tham quan “bảo tàng tơ lụa”, du khách không chỉ am hiểu các quy trình ươm tơ, dệt lụa thủ công truyền thống, mà còn được nhân viên hướng dẫn cách phân biệt các loại lụa, phân biệt lụa và sợi polieste.
Và những sản phẩm thô, dệt thủ công bằng phương pháp cổ truyền của các nghệ nhân Chăm tại làng lụa vẫn là sản phẩm được yêu thích hơn cả
Nguồn tin: Du ký của An Dy (ihay)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Giới thiệu bản thân

Popular Posts

Recent Posts

Text Widget