Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015


Văn HóaVăn Hóa

Vị trí địa lý và lịch sử văn hoá đã đem lại cho Việt Nam nhiều di sản rất có giá trị trải dọc theo chiều dài đất nước. Những giá trị đó là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Thế nhưng, làm thế nào để cân bằng hài hòa giữa phát triển du lịch với gìn giữ các di sản văn hóa?

Từ khi không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, du lịch Tây Nguyên đã có thêm một sản phẩm du lịch riêng, thu hút ngày càng đông khách du lịch đến với Tây Nguyên, đến với sản phẩm du lịch độc đáo này. Thế nhưng, cùng với sự phát triển của xã hội, không gian đó đang bị mai một và có nguy cơ bị mất dần đi, khiến nhiều người không khỏi trăn trở.
Tiến sĩ Bùi Minh Đạo – Viện trưởng Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên nhấn mạnh: Đây thực sự là một câu hỏi và một thách thức đối với đất nước, đối với Tây Nguyên và đối với ngành quản lý văn hóa trong việc bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Âm nhạc cồng chiêng muốn tồn tại được nó phải có không gian của nó. Không gian này thì đang ngày càng biến đổi và không còn nguyên sơ nữa. Chúng tôi vẫn hướng tới tạo dựng một vài giải pháp là xây dựng những điểm sinh thái lớn, những dân tộc lớn về du lịch sinh thái để bảo tồn toàn bộ văn hóa sống của họ.
Các di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Và việc phát triển du lịch ở địa phương góp phần phục hồi và bảo tồn cho di sản. Thế nhưng hiện nay, vẫn tồn tại những vấn đề bất cập, trong đó có việc kết nối các di sản để phát triển du lịch.
Phó TGĐ Công ty Cổ phần Hanoi RedTour, ông Nguyễn Công Hoan cho biết: Khách đến với các địa phương, người ta không chỉ đến với 1 địa phương, ko chỉ đến tham quan 1 di sản mà người ta còn mong muốn được chiêm ngưỡng nhiều hơn, tham quan nhiều hơn, được chiêm ngưỡng những di sản với những cơ sở hạ tầng khác. Nếu như trong 1 tour du lịch, các di sản nếu kết hợp các di sản lại với nhau để làm sao để làm đa dạng, phong phú hơn, những địa phương có di sản  với các địa phương có hạ tầng thì chúng ta sẽ tạo được những tour dài ngày hơn, hấp dẫn du khách hơn.
Theo bà Dương Bích Hạnh - Trưởng ban Văn hóa thuộc Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, khách du lịch di sản văn hóa đi thăm nhiều nơi hơn gấp 2 lần những khách du lịch khác, ở lại mỗi nơi lâu hơn 2,5 lần và họ cũng chi tiêu nhiều hơn. Đây cũng là điều mà chúng ta muốn hướng đến trong chiến lược phát triển du lịch. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn di sản phải được đặt lên hàng đầu. Nếu các doanh nghiệp chỉ chú trọng vào khai thác mà không bảo tồn thì chỉ sau 5, 10 năm di sản đó sẽ đứng trước nguy cơ kiệt quệ, không còn tiềm năng khai thác.
TS Dương Bích Hạnh nói: Làm thế nào để bảo tồn và phát triển? Nhà nước sử dụng rất nhiều cái tiền vé từ các khu bán vé, các khu di tích, di sản để trùng tu. Họ có biết để mua vé, nhưng ko biết mua vé để làm gì? UNESCO cũng hỗ trợ Hội An để đưa ra được những chế độ vé nó linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng hơn, để họ không cảm thấy khó khăn khi mà họ mua vé. Thứ 2 là có những chiến lược quảng bá cho du khách ở Hội An và cho những doanh nghiệp làm du lịch ở Hội An để khuyến khích cho họ mua vé và những việc làm đó có thể gián tiếp, góp phần vào việc bảo vệ Di sản.
Hiện nay, một trong những hạn chế cơ bản của du lịch Việt Nam là thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Trong khi đó, bản thân các di sản của Việt Nam đã là những tài nguyên du lịch có sức hút riêng biệt. Chính vì thế, việc khai thác có hiệu quả những giá trị này, cần được phát huy hơn nữa để góp phần khắc phục những hạn chế của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Nguồn tin: BT (antv.gov.vn)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Giới thiệu bản thân

Popular Posts

Recent Posts

Text Widget