Tác phẩm Bến Quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu từng khắc họa rõ nét, nỗi niềm của một con người ao ước được một lần đặt chân lên bãi bồi ngay trước nhà mình Tuy nhiên, khi sống đến cuối cuộc đời, nhân vật này mới nhận ra sự hối tiếc của riêng mình…
Có những mảnh đất đi vào lịch sử cách mạng của người dân địa phương, nơi lưu dấu những kỷ niệm đẹp của tình quân và dân trong thời chiến.
Hàng trăm hộ dân sinh sống ven các bãi bồi tại TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam, giờ đây đã di dời đến nơi ở mới để ổn định cuộc sống, nhưng những ký ức về “ bến quê” vẫn luôn trong tâm trí họ…
Những ngôi mộ trôi sông
Có những vùng đất “cổ” tại TP. Hội An, cứ nổi rồi lại chìm, đó là những bãi bồi ven sông Thu Bồn, Phố cổ Hội An, nơi được ví von như “ Đất Phương nam” tại Miền Trung.
Khu vực này tách biệt với trung tâm thành phố, nơi trước kia được xem như "căn cứ địa cách mạng", người ta kể rằng, ngày đó đi bộ cũng đến bãi bồi, nhưng bây giờ muốn qua lại phải di chuyển bằng thuyền, ít ai biết đến.
Trải qua năm tháng, trước sự biến động của thời tiết, người dân nơi đây đã “trả" lại đất cho thiên nhiên, di dời đến nơi ở mới.
Trong ký ức của người dân thôn 4, P. Cẩm Nam và thôn Thuận Tình, xã Cẩm Châu, TP. Hội An giờ đây vẫn chưa hết bàng hoàng về những trận lũ càn quét qua mảnh đất họ sinh sống trước đây.
Nhà cửa, hoa màu, vật nuôi… tất cả bị cuốn theo con lũ dữ, đổ ra sông, ra biển.
Ông Đỗ Văn Tuấn- Chủ tịch phường Cẩm Nam, người dân thôn 4, nhớ lại: "Tại thôn 4, nơi tôi sinh ra và lớn lên thuở nhỏ. Có đến hàng trăm ngôi mộ, bị cuốn trôi ra sông trong nhiều đợt lũ dữ. Đau thương nhất là những ngôi mộ người dân vừa chôn cất, thì gặp lũ, không kịp bốc mộ, đều bị cuốn ra sông…”.
Những hộ dân sống trên bãi bồi, thôn 4, p. Cẩm Nam đã dược di dời đến nơi ở mới hàng chục năm nay. |
Trong số gần 200 ngôi mộ ven bãi bồi thôn 4 P. Cẩm Nam bị cuốn trôi ra biển. Đau thương hơn, ở đó còn có nhiều ngôi mộ những người lính cách mạng đã ngã xuống, ngay tại vùng đất này. Đơn cử, mộ liệt sĩ Lê Viết Bạn, người thân trong gia đình ông Tuấn cũng bị trôi theo con lũ dữ.
Cạnh đó không xa, thôn Thuận Tình, trước kia cũng có hàng trăm ngôi mộ bị trôi sông theo con lũ. Trong số đó, có đến hàng chục ngôi mộ của những người lính du kích hoạt động bí mật tại nơi này.
Ông Nguyễn Văn Trước- Chủ tịch Hội cựu Chiến binh TP. Hội An, nhớ lại: "Thời điểm lũ năm đó, ai nhanh tay thì cứu được hài cốt người thân. Ai chậm thì ngậm ngùi, nếm cay đắng nhìn từng ngôi mộ cứ thế vùi trong nước lũ. Năm ấy, thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, có gần 20 ngôi mộ của những người lính du kích của ta… trôi theo con lũ dữ”.
Ông Trước chia sẽ thêm: "Tại đây, tại thôn Thuận Tình, trước đây, bộ đội của ta đã gài bom, đánh chìm 2 tàu hải thuyền của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Vì là khu vực trung tâm kiểm soát gắt gao của địch, nên bộ đội ta, liên tục bám trụ với người dân bãi bồi, tiêu diệt rất nhiều tên địch”.
Những hộ dân sống trên bãi bồi, thôn 4, p. Cẩm Nam đã dược di dời đến nơi ở mới hàng chục năm nay. |
Dẫn chúng tôi ra bờ sông, chỉ tay ra hướng bãi bồi, ông Trần Văn Xe, cựu chiến binh xã Cẩm Thanh, cay cay khóe mắt, ông nói: "Năm ấy, nhiều ngôi mộ của những người liệt sĩ, ngã xuống nơi bãi bồi này, được chôn cất, nhưng rồi cũng chẳng còn được tìm thấy vì tất cả đã trôi theo nước lũ, đổ ra sông, ra biển”.
Theo ông Xe, có những ngôi mộ liệt sĩ bị trôi ra sông đã có người thân nhận, chôn cất, có những ngôi mộ thì vô danh. Vừa qua, trong lúc đi làm rẫy tại bãi bồi, người dân phát hiện một hài cốt, có dấu tích của người lính du kích khi xưa. Ngay sau đó, người dân đã báo cáo chính quyền đến giải quyết. Nỗi khắc khoải trong ông Xe về những đồng đội càng lớn.
Hồi sinh trên vùng đất mới...
Thôn 4, phường Cẩm Nam, TP. Hội An, là một bãi bồi ven sông, nằm cách biệt, trắc trở với trung tâm thành phố. Tại đây, xưa kia người dân địa phương quanh năm, sống chung với nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi. Việc giao thương buôn bán, với địa bàn thành phố Hội An chỉ dựa vào thuyền đò…
Con sông này, xưa kia lưu giấu nhiều chiến tích du kích, đặc công của ta đánh chìm tàu Hải thuyền của địch. |
Trước nhiều đợt lũ lụt liên miên, tàn phá địa bàn, chính quyền thành phố Hội An, chủ trương di dời gần 200 hộ dân nơi đây, về khối 8, phường Thanh Hà và thôn Bến Trễ, xã Cẩm Hà ổn định cuộc sống đã hơn 15 năm nay.
Chủ tịch P. Cẩm Nam, ông Đỗ Văn Tuấn cho biết: "Bãi bồi thôn 4, là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của bão lũ những năm trước đây. Trong nhiều đợt lũ như năm 1999 hầu như, nhà cửa, hoa màu,… của người dân đều bị cuốn theo con nước dữ. Thấy vậy, chính quyền thành phố đã vận động di dời người dân đến nơi ở mới, ổn định cuộc sống”.
Theo ông Tuấn, vùng đất này là “căn cứ địa” nuôi giấu cán bộ du kích. Ban ngày, địch tuần tra, kiểm soát, nhưng đếm đến, tất cả chúng phải khiếp sợ, nhường lại đất cho bộ đội ta hoạt động mà lui về các đồn.
Tương tự P. Cẩm Nam, tại xã Cẩm Thanh, đến nay, đã cơ bản hoàn thành việc di dời người dân sống ở bãi bồi thôn Thuận Tình về với đất liễn nhằm ổn định cuộc sống cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Trước- Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh TP. Hội An, nhớ lại: "Thôn Thuận Tình là địa bàn nuôi giấu nhiều cán bộ hoạt động cách mạng của ta. Cũng tại nơi này, nhiều chiến sĩ du kích, đặc công nước của ta sống dựa vào người dân, trú ẩn, tiêu diệt nhiều kẻ địch…”.
Trải qua năm tháng, trước sự khắc nghiệt của thời tiết, đặc biệt là bão lũ. Người dân ở thôn này, cũng được di dời về bên trung tâm của xã, ổn định cuộc sống. Thôn Thuận Tình ngày ấy, bây giờ những vẫn là những bãi đất trồng ngô, khoai. Nơi đây, chính quyền Hội An đã lập nên Khu du lịch sinh thái Thuận Tình.
Tất cả những người dân được di dời đến nơi ở mới, giờ đã ổn định cuộc sống, và đặc biệt là “né” được 100% ảnh hưởng thiệt hại từ lũ lụt trong những năm qua.
Nguồn tin: PHƯỚC BÌNH (laodong.com.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét