Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015


lang20nghe202 bbpe jpglang20nghe202 bbpe jpg

Quảng Nam là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Trong sự phát triển ồn ào của xã hội công nghệ hiện đại, những làng nghề này vẫn âm thầm bám trụ và tồn tại với thời gian, dù rằng những bước đi ấy không còn thanh thoát, nhanh nhẹn vốn có như ngày nào...

Đã hơn 400 trăm năm, làng nghề đúc đồng Phước Kiều (Điện Phương- Điện Bàn), chứng kiến biết bao thăng trầm, biến động của lịch sử. Nhắc đến làng nghề Phước Kiều, người ta tìm đến ông Dương Ngọc Thắng - nghệ nhân để chiêm ngưỡng những kỷ lục mà ông sáng tạo. Nơi đây trong lịch sử, mỗi năm xuân về, Tết đến hàng dài người đồng bào dân tộc từ miền thượng du đỗ về để đặt chiếng, cồng... nhưng nay làng không còn làm nữa, mà thay vào đó là những sản phẩm thích hợp với đời sống tâm linh, vật chất của người kinh hơn như đồng hồ nước bằng đồng, bộ tam sự cho thờ cúng... 
Ông Thắng nói: "Trong năm qua, công ty của tôi đã phát triển rất mạnh mẽ, doanh thu đạt hơn 10 tỷ đồng.Và con số ấy đã không ngừng gia tăng. Đó cũng là động lực, niềm tin để tôi hướng đến sự phát triển vực bậc trong những năm sắp tới...". Hôm nay, các nhà hàng, khách sạn, resort... là khách ruột của cơ sở ông. Gặp chúng tôi trong những ngày cuối năm, ông Thắng đã vui mừng khôn siết khi cùng lúc đó, ông nhận được tin vui từ đối tác, đặt hàng cho 2 sản phẩm của ngày đầu năm mới, ất mùi 2015.
Tuy nhiên, cả làng nghề giờ chỉ còn trên dưới 10 hộ gia đình gắn bó với nghề, dù là không thường xuyên, nhưng họ vẫn nuôi hy vọng sẽ có một ngày... được như ông Thắng.
Xét về " tuổi tác" làng gốm Thanh Hà - Hội An cũng chẳng kém làng đúc đồng Phước Kiều. Tuy nhiên, ở đây có phần náo nhiệt hơn so với sự trầm tĩnh yên bình vốn có ở làng đúc đồng. Hàng chục ngàn lượt du khách ra vào làng gốm hơn 400 tuổi để được chiêm ngưỡng, khám phá những sản phẩm gốm thủ công mỹ nghệ đã và đang sắp sửa ra lò.
Hoạt động của làng gốm Thanh Hà những năm gần đây bỗng "phất" lên kể từ khi làng nghề này được liên kết, phát triển kết hợp cùng du lịch.
Anh Nguyễn Viết Sơn, nghệ nhân làng gốm Thanh Hà cho biết:" Ở đây, mỗi sản phẩm gốm mỹ nghệ của mỗi người làm ra đều có đặc trưng, thẫm mỹ riêng biệt. Vì thế nên, sản phẩm gốm mỹ nghệ nơi đây đa dạng, phong phú. Chính điều này đã hấp dẫn du khách một cách lạ thường!". Tại làng gốm, hiện có khoảng trên dưới 8 hộ gia đình gắn bó với nghề. Đây là con số khiêm tốn so với thực tiễn xưa kia, nơi mà ông bà tổ tiên họ gắn bó máu thịt với làng nghề này. Cũng khi ấy, nhà nhà làm gốm, người người làm gốm...
Du lịch Hội An như là "cứu tinh" cho một làng nghề truyền thống tưởng chừng đã đi vào quên lãng. Đó là mùa xuân của những người làm gốm. Với họ, mùa xuân thuần tý của người Việt đã đành, họ còn có cho riêng mình những mùa xuân khác, đó là những khi phố cổ Hội An vào mùa du lịch.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Giới thiệu bản thân

Popular Posts

Recent Posts

Text Widget